0

Giá thực phẩm đang tăng trên toàn cầu do đại dịch khi người lao động không thể di cư sang các nước khác trong các mùa thu hoạch. Lao động trong ngành nông nghiệp giảm 5,4% trong giai đoạn quý 3/2020 so với cùng kỳ năm 2019 – mức giảm mạnh nhất trong lịch sử. Biến đổi khí hậu cũng tác động tới phát triển mùa vụ, kết hợp với thực trạng lao động dẫn tới chỉ số giá thực phẩm toàn cầu chạm mức cao nhất trong 6 năm.

Theo Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), chỉ số giá thực phẩm quốc tế tháng 1/2021 đạt 113,3 điểm – mức cao nhất kể từ tháng 7/2014, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020 và là tháng tăng điểm thứ 6 liên tiếp. Giá ngũ cốc tăng 24% lên mức cao nhất trong 6 năm và 8 tháng. Giá đường tăng 8% và giá các sản phẩm sữa tăng 7%.

Một trong những lý do là biến đổi khí hậu, bao gồm mưa lớn tại Đông Nam Á và thời tiết khô tại Nam Mỹ, tác động lên sản xuất nông nghiệp. Đại dịch cũng gây khó khăn cho lao động di cư ra nước ngoài. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, lao động nươc sngoài trong nông nghiệp lên tới 17 triệu người, cao hơn cả tổng số lao động nông nghiệp tại các nền kinh tế phát triển (13 triệu người). Nhưng do đại dịch, lao động trong ngành nông nghiệp giảm tới 490.000 người trong quý 3/2020 so với cùng kỳ năm 2019 tại Nhật Bản, Mỹ và châu Âu. Con số này cao hơn mức suy giảm trong ngnàh công nghiệp (-3,4%) và ngành dịch vụ (-4%).

Tại Pháp, khoảng 80% lao động trong ngành nông nghiệp là các lao động nhập cư, dẫn tới tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng lao động. Tính tới cuối tháng 1/2021, 101 nước vẫn đang tạm hoãn nhập cảnh cho người từ một số khu vực cụ thể trên thế giới, theo thống kê từ Đại học Oxford, khiến ngành nông nghiệp khó tiếp nhận lượng lao động đủ cho mùa thu hoạch. Theo báo cáo cung – cầu tháng 2/2021 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng ngô trong năm thương mại 2020/21 dự báo đạt 1.134,05 triệu tấn, điều chỉnh giảm 4,4% so với báo cáo công bố hồi tháng 5/2020.

Hơn nữa, nhu cầu tăng cũng gây áp lực tăng lạm phát giá thực phẩm. Thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế cho tấy thương mại thực phẩm đạt 1.600 tỷ USD năm 2019, tăng 50% trong 10 năm qua. Tăng trưởng dân số tại các nền kinh tế mới nổi khiến nhu cầu thực phẩm thế giới tăng mạnh. Trung Quốc cũng là một nhà giao dịch hung hăng trên thị trường thực phẩm. Ngoài ra, các nền kinh tế phát triển đang ngày càng trở nên phụ thuộc hơn vào thực phẩm nhập khẩu do toàn cầu hóa, lại càng khiến tình hình thêm nghiêm trọng. Giá trị nhập khẩu thực phẩm tại Nhật Bản, Mỹ và châu Âu vào năm 2017 đã cao gần gấp 3 lần so với số liệu năm 2001.

Theo dữ liệu từ ILO, trong 68 nước, chỉ số lạm phát thực phẩm cao hơn chỉ số lạm phát nói chung tại 62 nước trong tháng 6/2020. Đây là con số cao nhất trong 10 năm qua.

Quá trình phục hồi mà nền kinh tế thế giới bắt đầu khởi động sau đại dịch hiện vẫn đang phụ thuộc vào diễn biến tích cực trong ngành ô tô và ngành chip điện tử. Nhưng giá thực phẩm tăng có thể gây thiệt hại cho tiêu dùng và kéo lùi quá trình phục hồi.

Theo Nikkei Asia Review

Admin

Thiếu lao động đe dọa xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan

Bài trước

Ngành găng tay cao su Malaysia kêu gọi cho phép lao động nhập cư hoạt động

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc