Găng tay cao su sản xuất tại Malaysia nằm trong danh sách 6 mặt hàng mà Bộ Lao động Mỹ (DOC) đưa vào danh sách hàng hóa được sản xuất có sử dụng lao động cưỡng bức trong năm 2020, theo báo cáo của DOL.
Đối với Malaysia, DOL đã đưa các sản phẩm điện tử và may mặc vào danh sách hàng hóa được sản xuất bởi lao động bị cưỡng bức và lao động trẻ em. “Có những báo cáo cho hay lao động trưởng thành bị buộc phải làm việc sản xuất găng tay cao su tại Malaysia. Lao động cưỡng bức chủ yếu là những lao động nhập cư từ Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar, và Nepal hiện đang làm việc tại hơn 100 nhà máy sản xuất găng tay cao su trên khắp Malaysia, “, theo báo cáo của DOL công bố tháng 9/2020.
DOL cũng cho biết ước tính 42.500 lao động iện đang làm việc trong ngành găng tay cao su và thường xuyên là đối tượng bị thu mức phí tuyển dụng cao để đảm bảo nguồn lao động bằng cách gia tăng khoản nợ nần của họ. Những lao động này cũng bị buộc phải lao động nhiều giờ hơn quy định của luật Malaysia và trong các nhà máy có nhiệt độ chạm ngưỡng nguy hiểm cho tính mạng.
Chủ tịch Hiệp hôi những nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia (MARGMA), Supramaniam Shanmugam, tuyên bố rằng báo cáo này đã quá lạc hậu và ngành sản xuất găng tay cao su hiện đã tuân thủ luật và quy định của Malaysia cũng như tiêu chuẩn do các nước nhập khẩu đề ra. Ông cho biết từ tháng 6/2020, một số nhà sản xuât găng tay cao su đã thông báo cam kế đóng góp hơn 50,24 triệu USD để sửa đổi phí tuyển dụng lao động nước ngoài đã thanh toán cho các văn phòng lao động tại quê nhà mà những người tuyển dụng tại Malaysia không biết. “Các thành viên MARGMA báo cáo cho biết họ đang cho hồi hương lập tức nếu bất cứ lao động nước ngoài nào có rủi ro nợ nần hoặc không thành thực khi khai báo nợ trong suốt quá trình phỏng vấn cấp thị thực”, ông cho biết thêm các dịch vụ của văn phòng tuyển dụng lao động sẽ bị đóng cửa nếu bị phát hiện vi phạm.
Nhà sản xuất găng tay cao su lớn nhất thế giới là Top Glove Corp Bhd của Malaysia, hiện đang có các lô hàng xuất khẩu sang Mỹ, đã bị Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ cấm thông quan vào tháng 7 do các cáo buộc liên quan đến lao động cưỡng bức, cho biết hồi đầu tháng 10 đã nâng mức thanh toán sửa đổi phí tuyển dụng lên 136 triệu ringgit. Bộ Lao động của Malaysia đã xóa bỏ tình trạng sử dụng lao động cưỡng bức tại Top Glove sau một cuộc đột kích vào các nhà máy hồi tháng 7 vừa qua. Các vấn đề khác mà DOL báo cáo là mối đe dọa công nhân bị phạt, bao gồm giữ lương và các giấy tờ nhân thân, cùng với hạn chế di chuyển.
Theo Reuters
Bình luận