Đường

Brazil, Úc phản đối bất cứ chính sách trợ cấp xuất khẩu đường của Ấn Độ

Các nhóm vận động chính sách ngành đường Brazil và Úc đang hợp tác với các cơ quan chính phủ hai nước để chuẩn bị một vụ kiện chính thức lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về bất cứ khả năng Ấn Độ áp dụng chính sách trợ cấp xuất khẩu đường nào, theo một nhà chức trách cấp cao của ngành đường Brazil cho biết.

Eduardo Leão, giám đốc điều hành liên đoàn ngành mía Brazil Unica, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Reuters rằng Brazil và Úc coi bất cứ chính sách trợ cấp xuất khẩu đường nào từ Ấn Độ - nước đang trên đà trở thành nước sản xuất đường lớn nhất thế giới năm 2018, là mối đe dọa đối với khả năng phục hồi giá đường. Ông Leão cho biết hai nước đã đạt được đồng thuận về sự cần thiết phải đưa sự việc lên WTO nếu Ấn Độ vẫn kiên quyết triển khai trợ cấp xuất khẩu cho các nhà sản xuất đường của nước này.

Các nhà phân tích và giao dịch đường dự báo Ấn Độ sẽ triển khai chính sách trợ cấp xuất khẩu khi nước này sẵn sàng đẩy thặng dư đường lớn trên thị trường nội địa ra thị trường quốc tế sau khi đạt sản lượng cao kỷ lục trong năm nay và dự  báo sẽ tiếp tục duy trì sản lượng cao trong niên vụ tới. “Chúng tôi đã nhận được thông tin rằng Ấn Độ có thể sẽ triển khai một chính sách trợ cấp xuất khẩu”, ông Leão phát biểu. “Điều này không thể chấp nhận đưcọ và chúng tôi sẽ tìm cách vận động chính phủ Brazil can thiệp.

Giá đường thô trên thị trường New York phục hồi nhẹ trong những ngày vừa qua sau khi chạm mức thấp nhất trong 10 năm là 9,91 cents vào ngày 22/8 do thặng dư nguồn cung đường liên tiếp trong 2 năm và áp lực bán tháo trên thị trường.

Bộ Thương mại Ấn Độ vẫn chưa có phản hồi trước thông tin này. Các nhà chức trách Ấn Độ trước đó cho biết xuất khẩu đường của nước này không vi phạm các quy định của WTO do New Delhi không triển khai bất cứ trợ cấp nào đối với xuất khẩu. Thay vào đó, Ấn Độ sẽ trợ cấp sản xuất cho người trồng mía. Giám đốc Unica cho biết đang thảo luận với các đại diện ngành đường Úc để có chiến lược chung trước WTO nếu cần thiết.

Hiện Hội đồng Sản xuất đường Úc chưa phản hồi trước các yêu cầu bình luận. Chúng tôi biết thị trường giảm giá do sản xuất đưognf đồng loạt tăng tại châu Âu, Thái Lan và Ấn Độ nhưng tình hình đang cải thiện, sản xuất đang giảm nên chúng tôi cho rằng Ấn Độ không cần trợ cấp xuất khẩu”, ông Leão nhận định. Thị trường ước tính thặng dư đường Ấn Độ đạt khoảng 10 triệu tấn và có giá cao hơn giá thị trường hiện tại nên để thúc đẩy xuất khẩu thì chính phủ sẽ cần hỗ trợ các nhà sản xuất.

Giám đốc Unica cho biết các nhà máy tại Ấn Độ sẽ có thể xuất khẩu đường do giá đường đang phục hồi. Ông cho biết chính phủ Brazil sẵn sàng hỗ trợ các kế hoạch của Unica. “Họ nhạy cảm với vấn đề này bởi tình trạng tài chính khó khăn của nhiều nhà máy”. Brazil đã quyết định vào ngày 31/8 về việc mở ra một ban cố vấn tại WTO liên quan đến các chính sách bảo hộ của Trung Quốc liên quan đến nhập khẩu đường.

Theo Reuters
Admin

Ấn Độ có thể xuất khẩu 6 triệu tấn đường bất chấp các quy định của WTO

Bài trước

Các nhà máy Ấn Độ cần tăng xuất khẩu đường không cần đến trợ cấp

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường