Xu hướng và dự báo

Technavio: Tăng trưởng thị trường thủy sản nuôi trồng toàn cầu tiếp tục cao từ nay đến 2022

Thị trường nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang tăng trưởng mạnh và có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này đến năm 2022, theo báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Technavio. Báo cáo “Thị trường Thủy sản Nuôi trồng toàn cầu 2018 – 2022” phân tích thị trường thủy sản nuôi trồng toàn cầu dựa trên người tiêu dùng cuối cùng (thương mại và hộ gia đình), theo sản phẩm (cá nước ngọt, giáp xác, thân mềm, cá nước lợ và các loại thủy sản khác); theo môi trường (nước ngọt, nước mặn và nước lợ); theo cách nuôi (nuôi lưới mở, nuôi bè nổi, nuôi ao, và nuôi kết hợp trồng lúa); theo địa lý (châu Mỹ, châu Á Thái Bình Dương và EMEA) và theo thị trường tổ chức theo kênh phân phối.

Báo cáo cho rằng sự thành công của nuôi trồng thủy sản góp phần đáp ứng nhu cầu của dân số thế giới ngày càng tăng, nhu cầu đối với thủy sản cao trong khi sản lượng khai thác thủy sản giảm xuống. “Toàn cầu hóa, dẫn đến cải thiện các hệ thống logistics và thuận lợi hóa thương mại, mang lại môi trường thuận lợi cho tăng trưởng thị trường thủy sản nuôi trồng. Tăng trưởng của ngành bán lẻ cũng tác động tích cực tới thị trường”.

Báo cáo dự báo tăng trưởng kép đối với ngành thủy sản nuôi trồng toàn cầu là 4,46%/năm trong 5 năm giai đoạn 2018 – 2022. Năm 2018, báo cáo dự báo tốc độ tăng trưởng kép là 3,72%, năm 2019 là 4,12%; năm 2020 là 4,5%; năm 2021 là 4,83% và năm 2022 là 5,15%.

Các yếu tố khác được xác định trong báo cáo về triển vọng tương lai của ngành thủy sản nuôi trồng bao gồm cải thiện trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. các thực hành nuôi trồng bền vững và đa dạng hóa loài thủy sản nuôi. Bằng cách tập trung vào nuôi đa canh và thâm canh, thị trường thủy sản nuôi trồng hiện có giá trị 180,2 tỷ USD và dự báo đạt 224,2 tỷ USD đến năm 2022.

Hiện tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 74,81 triệu tấn, vẫn thấp hơn sản lượng thủy sản khai thác. Nhưng báo cáo cho rằng sản lượng thủy sản nuôi trồng sẽ vượt qua sản lượng thủy sản khai thác trong 5 năm tới. “Tình hình dự báo sẽ thay đổi do nhu cầu đối với thủy sản sẽ thúc đẩy sản xuất và nuôi trồng thủy sản sẽ vượt qua khai thác thủy sản trở thành động lực tăng trưởng sản xuất chính”.

Hiện thị trường thủy sản nuôi trồng do Trung Quốc chiếm ưu thế, với gần 3/4 thị trường tập trung tại nước này xét cả về lượng và giá trị. Tốc độ tăng trưởng kép thị trường thủy sản nuôi trồng tại Trung Quốc giai đoạn 2017 – 2022 dự báo là 3,99%. Thị trường chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là Ấn Độ, theo sau là Indonesia, Chile, Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Anh. Trong đó, Indonesia sẽ có tăng trưởng kép đến năm 2022 đạt 17,24%; Hàn Quốc đứng thứ 2 về tốc đọt ăng trưởng kép ở mức 14,77%; và các nước còn lại sẽ có tốc độ tăng trưởng kép từ 4 – 9%. Ngành thủy sản nuôi trồng tại Mỹ dự báo đạt mức tăng trưởng kép 4,1%/năm trong giai đoạn 2018 – 2022.

Báo cáo cho rằng các cản trở tăng trưởng ngành thủy sản nuôi trồng là điều kiện thời tiết và dịch bệnh. Các dịch bệnh như bệnh đốm trắng trên tôm và chết sớm (EMS) ở cá hồi gây ra thiệt hại lớn cho các thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản đã nhận thấy lợi ích của những nỗ lực cải thiện quản lý ngành. “Ví dụ, Việt Nam và các nước châu Á Thái Bình Dương khác đã bắt đầu triển khai các chính sách giám sát để phát hiện nguyên nhân dịch bệnh và ngăn chặn trước khi dịch bệnh lây lan. Những thay đổi này được cho là sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2018 – 2022”.

Hơn nữa, ngành nuôi trồng thủy sản là một phần quan trọng trng phát triển kinh tế của nhiều nước và nhận được sự ủng hộ tích cực từ các chính phủ để tăng trưởng kinh tế, bao gồm triển khai nhiều chính sách hỗ trợ ngành này.

Hơn nữa, thị trường cũng đang có thay đổi thuận lợi trong các sở thích tiêu dùng theo hướng có lợi cho các sản phẩm thủy sản nuôi trồng. Nhu cầu đang tăng lên đối với các sản phẩm an toàn và chất lượng cao, và người tiêu dùng đang ngày càng tin tưởng rằng nuôi trồng thủy sản cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu như vậy. “Một số sản phẩm mới đã được giới thiệu rathị trường để tăng cơ sở khách hàng và đảm bảo an ninh lương thực”.

Ngành nuôi trồng thủy sản cũng đang mở rộng sản xuất những lợi thủy sản mới như một cách để tăng thị phần. Các loại thủy sản nuôi mới được đề cập trong báo cáo bao gồm cá meagre, cá ông và cá song Đại Tây Dương, cá ngừ vây vàng, cá rô phi bụng đỏ, và cá hàng chài. “Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển với đa dạng loại thủy sản nuôi có tiềm năng kinh tế và sinh học cao”, báo cáo nhận định. “Các đổi mới trong công nghệ nuôi trồng thủy sản và việc đưa ra các loại thủy sản nuôi mới đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đang hưởng lợi lớn nhờ các khía cạnh đa dạng này”.

Technavio cho rằng cấu trúc thị trường thủy sản nuôi trồng sẽ tăng tính phân tán từ nay đến năm 2022 mặc dù dự báo thị trường này đang chuyển dịch từ mô hình tăng trưởng sang mô hình phát triển. Mức độ đổi mới cao, các hoạt động thâu tóm và sát nhập ở phân khúc nhỏ và vừa, và các mối đe dọa gián đoạn thị trường tăng lên từ nay đến năm 2022 cũng là các vấn đề được báo cáo nhắc đến.

Theo Seafood Source
Admin

Thị trường thủy sản sống lớn nhất Trung Quốc đang được xây dựng tại Phật Sơn

Bài trước

Cargill tìm kiếm các thương vụ thâu tóm để đặt chân vào thị trường thủy sản trị giá 400 tỷ USD

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc