0

COVID-19  tác động lớn tới toàn thị trường thủy sản châu Âu, khiến một số xu hướng tiêu dùng sẵn có trở nên mạnh mẽ hơn và cũng tạo nên những xu hướng hoàn toàn mới. Trong khi một số thay đổi có thể kéo dài, một số khác được cho là sẽ tan biến khi thế giới phục hồi sau COVID-19. CBI xem xét một số xu hướng tiêu dùng chịu tác động bởi COVID-19 trên thị rường châu Âu và cách để vượt qua. Nhận thức về cách COVID-19 tác động lên người tiêu dùng châu Âu rất quan trọng để duy trì cạnh tranh.

Các xu hướng quan trọng

Trước đại dịch COVID-19, ngày càng nhiều người iêu dùng thủy sản châu Âu tập trung vào các lợi ích sức khỏe và tính bền vững của những gì họ mua. Người tiêu dùng trong phân khúc bán lẻ đặc biệt yêu cầu cao về các chứng nhận bền vững và khả năng truy xuất nguồn gốc từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Ngày càng thường xuyên, những nhà sản xuất tách rời họ khỏi các đối thủ cạnh tranh bằng những câu chuyện xuất xứ thơ mộng. Đại dịch hiện nay làm xu hướng này mạnh lên. Bán lẻ trở thành kênh tiêu thụ chính của thủy sản và đại dịch này tạo ra sự bất ổn mạnh hơn trong tâm lý người tiêu dùng.

Một số trong các xu hướng có thể tiếp diễn – ví dụ, người tiêu dùng ngày càng cần thêm niềm tin, dẫn tới nhu cầu tăng đối với các sản phẩm chứng nhận. Người tiêu dùng châu Âu đang tập trung hơn vào tính bền vững, nghĩa là có cơ hội để các nhà xuất khẩu tăng tiếp cận thị trường khi cho khách hàng và người tiêu dùng thấy được nguồn gốc xuất xứ bền vững của sản phẩm. Bền vững tức là bạn quan tâm đến môi trường, người lao động và cộng đồng xung quanh môi trường làm việc.

Nhiều chính phủ châu Âu bắt đầu thúc đẩy tiêu dùng thủy sản sản xuất nội địa để bảo vệ ngành thủy sản trong nước. Đây là một trong những xu hướng thách thức nhất đối với các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển và các nhà xuất khẩu cần ý thức được về xu hướng này bởi họ sẽ phải cạnh tranh với những loài thủy sản không thường có trên thị trường. Điều quan trọng là hiểu được các xu hướng khác biệt tác động lên nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, khả năng kéo dài sau đại dịch của xu hướng tiêu dùng thủy sản nội địa là thấp.

Các hiệu ứng của phong tỏa

Các đợt phong tỏa tại các nước châu Âu đã khiến ngành dịch vụ ăn uống đồng loạt đóng cửa. Dù vậy, ngành này và người tiêu dùng đang thích nghi với tình hình mới. Các nhà hàng trước đây phục vụ tại chỗ nay đã cung cấp các lựa chọn giao hàng và mang đi. Đây là cách họ tiếp tục vận hành. Một số nhà bán buôn phục vụ thêm dịch vụ ăn uống bắt đầu bán hàng trực tuyến/bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Một số người tiêu dùng muốn ăn thủy sản chất lượng nhà hàng, giúp tăng doanh thu của thủy sản cao cấp và dễ chế biến. Xu hướng mua sắm này được cho là kéo dài suốt mùa hè, trong dịp nghỉ lễ và BBQ. Ngoài ra, mọi người đều không thể trải nghiệm sự cao cấp mà họ quen thuộc. Xu hướng các nhà bán buôn trực tiếp bán tới người tiêu dùng có thể sẽ tăng lên.

Tại các nước Tây Bắc Âu, mức độ phong tỏa cũng khác nhau. Các nước Nam Âu thì hoàn toàn phong tỏa. Cả hai khu vực đều lo ngại tác động kinh tế. Đông Âu hành động nhanh và tác động kinh tế tương đối nhỏ. Dù vậy, đối với ngành thủy sản, dịch vụ ăn uống là kênh đầu ra quan trọng. Các nhà nhập khẩu và chế biến trên khắp châu Âu đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính. Tăng tồn kho có thể tac động tiêu cực lên giá và phần lớn các nhà nhập khẩu chỉ đang mua những gì họ biết họ có thể bán. Tình hình này được cho là kéo dài ít nhất tới cuối năm.

Do các lệnh hạn chế đều đã nới lỏng trên khắp châu Âu, khả năng nhu cầu thủy sản sẽ tăng trở lại, mang đến cho người dân châu Âu nhiều hy vọng. Dù vậy, sẽ cần thời gian để ngành dịch vụ ẩm thực hồi phục hoàn toàn. Doanh số bán lẻ tại châu Âu tiếp tục cao, đặc biệt là ở phân khúc tiền đóng gói và đóng hộp.

Theo CBI

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản