TACN và nguyên liệu

Cập nhật các xu hướng và diễn biến ngành thức ăn chăn nuôi châu Á

Trong 12 tháng qua, những thay đổi trong ngành thức ăn chăn nuôi (TACN) đã diễn ra trên khắp khu vực châu Á. 7 vấn đề dưới đây tóm lược một số diễn biến liên quan đến tài chính, mở rộng sản xuất và nghiên cứu.

Thương mại Mỹ - Trung

Thời gian qua là một giai đoạn sóng gió trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngũ cốc làm TACN và các loại hạt có dầu. Đến cuối năm 2017, quan hệ thương mại giữa hai nước có vẻ đã tan băng khi Trung Quốc giảm thuế VAT nhập khẩu đối với bã ngũ cốc khô từ Mỹ. Hồi đầu năm 2017, Trung Quốc đã áp phí bổ sung đối với nhập khẩu nguyên liệu TACN, sau đó là các cuộc điều tra chống bán phá giá và thuế đối kháng.

Tuy nhiên, bản chất quan hệ thương mại giữa hai nước thay đổi vào tháng 2/2018 khi Trung Quốc thông báo về điều tra nhập khẩu hạt kê Mỹ. Sau đó, Trung Quốc tuyên bố áp thuế nhập khẩu hạt kê Mỹ lên tới 178,6% vào tháng 4/2018, nhưng đã đảo ngược quyết định này ngay trong tháng5/2018. Các tác nhân ngành TACN tiếp tục kêu gọi một chính sách thương mại cụ thể từ phía Mỹ và nhấn mạnh các rủi ro của một cuộc chiến thương mại đối với ngành TACN và nông nghiệp của cả hai nước.

Rung lắc trên các thị trường tài chính

Tháng 4/2018, nhà sản xuất TACN Trung Quốc, New Hope Liuhe thông báo giảm lợi nhuận ròng trong quý 1/2018. Doanh thu cải thiện nhưng lợi nhuận ròng giảm. Công ty không đưa ra bất cứ giải thích cụ thể nào về tình trạng này nhưng thừa nhận có những khó khăn trong kinh doanh thịt lợn và giá thịt lợn thấp hơn giá thành sản xuất trung bình.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, CP Foods cho biết giá các sản phẩm thịt lợn đã cải thiện. Công ty từng cho biết gặp khó khăn về giá trong tháng 2/2018 nhưng tình trạng căng thẳng đã giảm trong thời gian gần đây.

Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu TACN

Về diễn biến thị trường nguyên liệu TACN, Pakistan dự báo tăng sử dụng và nhập khẩu bột đậu tương và các hạt có dầu. Các nguyên liệu TACN này đang được sử dụng trong công thức trộn thức ăn cho gia cầm, bò sữa và bò thịt. Trong khi đó, Malaysia đang nỗ lực tăng cường sản xuất nguyên liệu TACN để hỗ trợ ngành chăn nuôi nội địa. Malaysia liên tục tìm cách giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu TACN.

Mặc dù Trung Quốc hiện đang không nhập khẩu bã đậu nành từ Mỹ như trước đây, nhưng hoạt động nhập khẩu hiện vẫn đang tăng thông qua kênh Đông Nam Á. Một số nước, bao gồm Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Myanmar và Bangladesh, đang ngày càng tăng nhu cầu đối với loại nguyên liệu TACN này.

Hợp tác và mở rộng sản xuất

Công ty thuộc sở hữu Trung Quốc Adisseo kết thúc năm 2017 với vụ mua lại công ty phụ gia TACN Bỉ Nutriad. Vào đầu năm 2018, Adisseo thông báo sẽ mở rộng sản xuất methionine dạng lỏng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành TACN công nghiệp tại Trung Quốc và Ấn Độ. Qingdao Vland Biotech Group Co Ltd và Archer Daniels Midland Company (ADM) có trụ sở tại Mỹ thông báo họ sẽ hợp tác để nghiên cứu enzymes TACN vào đầu năm 2018. Tương tự, Fufeng Group của Trung Quốc cũng đang hợp tác với Evonik để sản xuất sản phẩm l-threonine.

Sự chú ý đổ dồn vào châu Á Thái Bình Dương

Một số công ty quốc tế đang đầu tư trên khắp khu vực châu Á Thái Bình Dương khi nhận thấy nhu cầu thị trường TACN ngày càng tăng tại khu vực này. Công ty công nghệ TACN Đan Mạch Skiold đã bắt đầu cung cấp trang thiết bị cho các nhà chăn nuôi lợn tại Myanmar. Động thái này tiếp nối các nỗ lực mở rộng thị trường trước đây của công ty, tập trung vào Trung Quốc và Việt Nam.

Công ty phụ gia TACN Amlan International đã đăng ký bản quyền các sản phẩm thú y cho chăn nuôi lợn và gia cầm khi tập trung vào mở rộng thị trường tại Trung Quốc. Đồng thời, Alltech cũng đang tích cực mở rộng hoạt động tại Campuchia.

Các công ty khác cũng đang tích cực tìm kiếm các thị trường khác. Nutreco đầu tư vào một công ty khởi nghiệp thức ăn cho tôm trong tháng 4/2018 và Cargill đang marketing cho một phần mềm quản lý sản xuất tôm dựa vào điện toán đám mây tại Đông Nam Á và Ấn Độ.

Tương tự, Kemin thông báo một công ty con mới, tập trung vào ngành nuôi trồng thủy sản trong một sự kiện tại Đài Loan. Động thái này nhằm tăng cường tham gia cùng các nhà sản xuất tại Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam và trên khắp khu vực Đông Nam Á.

Các nhà máy mới

Một số công ty cũng đang tiếp tục đầu tư vào sản xuất TACN tại nhiều khu vực khác nhau của châu Á. Louis Dreyfus Company đã mua lại một nhà máy chế biến hạt có dầu tại Trung Quốc vào tháng 4/2018, nâng tổng số nhà máy công ty này có tại Trung Quốc lên con số 4.

Cargill đã mở nhà máy TACN đầu tiên chuyên sản xuất thức ăn thủy sản cho các rô phi và các loại cá nước ấm khác tại Ấn Độ vào đầu năm 2018. Cargill cũng có một số nhà máy khác dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay.

Nghiên cứu TACN tại châu Á

Các nhà nghiên cứu tại khu vực đang nỗ lực tối ưu hóa các công thức thức ăn cho thủy sản và bò sữa. Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế tại Mỹ và Trung Quốc hiện đang đánh giá việc sử dụng men nấm thủy phân của các nhà sản xuất bia để làm phụ gia TACN cho nuôi cá vược.

Trong ngành chăn nuôi, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Canada và State Key Laboratory of Animal Nutrition thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cũng đang tìm cách sử dụng các nguyên liệu mới vào thức ăn nuôi bò sữa.

Theo Feed Navigator
Admin

Bộ Nông nghiệp phân tích điểm yếu trong chăn nuôi

Bài trước

Báo cáo thường niên năm 2024 về ngũ cốc và thức ăn chăn nuôi Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc