Thịt

Nhật Bản khẳng định khai thác thủy sản bền vững dù khác biệt quan điểm với phương Tây

Một nghiên cứu gần đây công bố trên tạp san Marine Policy đã phơi bày một mảng tối vốn không xa lạ về thị trường thủy sản Nhật Bản. Báo cáo này ước tính hơn 1/3 sản lượng thủy sản khai thác nhập khẩu vào Nhật Bản có nguồn gốc phi pháp hoặc không được báo cáo. Giữa nhiều chỉ trích khác, báo cáo nhất mạnh các chính sách ngành thủy sản và các hệ thống truy xuất nguồn gốc của Nhật Bản áp dụng cho thủy sản nội địa lẫn nhập khẩu vẫn chưa vượt qua vạch xuất phát.

Các đánh giá mới nhất này vẫn chưa được tranh luận ở mức độ đáng kể, hay vẫn chưa đưa ra những phân tích nhấn mạnh rằng ngư dân Nhật Bản đang giảm dần sản lượng thủy sản khai thác trong 20 năm qua, trong khi hơn 80% của 50 nguồn lợi thủy sản chính được đánh giá tại khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản hiện được chính phủ nowcs này đánh giá là đang ở mức thấp hoặc trung bình, thiếu các động thái rõ rệt chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện. Đó là bởi đo lường tiến bộ của Nhật Bản về tính bền vững trong ngành thủy sản dưới con mắt phương Tây đang là một cách đánh giá không hoàn thiện. Nhật Bản có một quan điểm và động lực rất khác Mỹ và châu Âu khi nói về tính bền vững trong ngành thủy sản.

Shunji Murakami, giám đốc chương trình Nhật Bản của tổ chức NGO Ocean Outcomes, cho biết quốc đảo này có truyền thống rất vững chắc về quan điểm bền vững và khai thác thủy sản theo cách bền vững, nhưng nhận thức về tính bền vững tại Nhật Bản khác xa với những gì các thị trường phương Tây nhận thức. “Trong khi Nhật Bản có thể lạc hậu khoảng 10 năm so với cách nhìn của Mỹ và EU về tính bền vững, sự thay đổi đang diễn ra và nhiều tiến bộ vững chắc đang được thực hiện”.

Ví dụ, tập đoàn bán lẻ AEON đã lập mục tiêu có 10% doanh thu thủy sản đến từ các loại thủy sản được chứng nhận MSC và ASC đến năm 2020, và với vị thế tiên phong tại thị trường Nhật Bản, AEON không phải là tổ chức duy nhất có tham vọng này.

Để nhấn mạnh sự khác biệt văn hóa giữa quan điểm của Nhật Bản và phương Tây về tính bền vững, ông Murakami nhấn mạnh rằng khu vực sản xuất cá hồi nổi tiếng tại cực Bắc đảo Hokkaido, có sản lượng cá hồi lớn nhất Thái Bình Dương, với nguồn cung hàng năm khoảng 100.000 tấn. Hoạt động sản xuất cá hồi ở đây đã tiến hành một chương trình tăng cường quần thể cá hồi với các trại nuôi từ khoảng 120 năm trước. “Chương trình củng cố này là một phần trong định nghĩa tính bền vững của Nhật Bản. Tại Nhật Bản, định nghĩa bền vững cũng là về các nguồn lực và nỗ lực bền vững. Tuy nhiên, các nước phương Tây muốn khác biệt hóa giữa cá hồi tự nhiên và cá hồi tăng cường, nên quan điểm về tính bền vững giữa hai bên đã khác nhau về cơ bản”, ông nói. “Một nguyên nhân khác để nói rằng Nhật Bản đang lạc hậu 10 năm là để minh hoạc hoặc cung cấp một cách đo lường cho thấy mức độ phát triển của các thị trường thủy sản Mỹ và EU. Nhưng điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là chúng ta không thể chỉ đơn giản sao chép một giải pháp thành công từ phương Tây – như đã diễn ra tại Mỹ hay EU – và mang về Nhật Bản với hy vọng sẽ thành công. Môi trường khác nhau và do đó, giải pháp cũng phải khác nhau”.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn vấp phải rất nhiều áp lực từ bên ngoài, từ hàng loạt các tổ chức phi chính phủ quốc tế lên chính phủ Nhật Bản để cải cách chính sách và các hành vi thị trường. Một số trong các nỗ lực này đã gặp phản ứng từ phía người tiêu dùng Nhật Bản, thị trường Nhật Bản và ngay cả chính phủ Nhật Bản, bởi Nhật Bản, cũng như nhiều nước khác, lo ngại khi bị bảo phải quản lý và tiêu dùng thủy sản của họ thế nào mới là đúng, ông Murakami phân tích. “Bởi ở Nhật Bản không thực sự có lịch sử hợp tác với các NGOs, Ocean Outcomes chủ yếu hợp tác nhằm giúp ngành thủy sản và thị trường trở nên bền vững hơn”, ông nói “Nhật Bản là một thị trường độc đáo – nơi tất cả moi thứ đều dựa vào niềm tin và các mối quan hệ, mọi người đều tìm kiếm sự đồng thuận trước khi đưa ra bất cứ quyết định mới nào. Văn hóa Nhật Bản được xây dựng dựa trên nền tảng ránh rủi ro. Cách tiếp cận này có thể tốn thời gian hơn nhưng một khi chúng tôi có được niềm tin và các mối quan hệ như vậy, nó sẽ lôi cuốn mọi người nhanh chóng đặt đúng trọng tâm và cam kết những gì cần thực hiện”.

Nhật Bản cũng bắt đầu giải quyết các vấn đề nhập khẩu thủy sản IUU, bao gồm việc phê chuẩn Thỏa thuận đánh giá tình trạng cảng (Port State Measures Agreement-PSMA) hồi đầu năm nay – một hiệp ước quốc tế nhằm giúp các nước phát hiện và phản ứng trước các hoạt động khai thác phi pháp cập các cảng biển. Ông Murakami cho rằng động thái này là một bước tiến lớn của chính phủ Nhật Bản nhưng cũng cho rằng chính phủ sẽ cần nhiều nỗ lực cải cách hơn nữa, bao gồm các quy định nghiêm ngặt hơn và các chương trình truy xuất nguồn gốc, để chống lại các hoạt động nhập khẩu phi pháp. “Đồng thời, chính phủ cũng cần lý do để đi theo mục tiêu này; chính phủ cần nhiều thông tin, dữ liệu về việc tại sao nhập khẩu IUU lại là rủi roc ho thị trường Nhật Bản và tại sao các tài sản quốc gia – các nguồn lực sản xuất, ngư dần và các công ty – cần được bảo vệ hỏi hoạt động này. Chính phủ cần những câu chuyện thành công đến từ thị trường nội địa – là những gì Ocean Outcomes đang hoạt động”.

Theo Seafood Source
Admin

Hải Triều Food đạt chứng nhận Friend of The Sea

Bài trước

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt