Thịt

Các nhà sản xuất kinh doanh thịt gà nội địa cạnh tranh khốc liệt với thịt gà nhập khẩu

0

Giá trị nhập khẩu thịt gà đạt 237 triệu USD, với tổng lượng nhập khoảng 178.000 tấn trong năm 2022.

Công ty nghiên cứu thị trường Ipsos đã công bố báo cáo đánh giá thị trường chăn nuôi và tiêu thụ thịt tại Việt Nam. Báo cáo cho thấy thịt gà được tiêu thụ nhiều hơn trong những năm gần đây, với mức tiêu thụ 17,8 kg/người/năm trong năm 2021 và 18,3 kg/người/năm trong năm 2022. Tiêu thụ thịt gà được dự báo tăng nhanh nhưng không dễ tăng vọt.

Kể từ khi Việt Nam ký các thỏa thuận thương mại tự do, thịt nhập khẩu được miễn trừ thuế, dẫn tới cạnh tranh khốc liệt do giá thịt gà nhập khẩu luôn duy trì ở mức thấp. Giá trị nhập khẩu thịt gà đạt 237 triệu USD, với kim ngạch khoảng 178.000 tấn, bất chấp việc dư cung nội địa hồi năm ngoái. Ngược lại, Việt Nam chỉ xuất khẩu 1.000 tấn, với tổng giá trị 2,2 triệu USD.

Trong khi nông dân nuôi gà đang tìm kiếm giải pháp giảm chi phí để cạnh tranh với thịt gà nhập khẩu giá rẻ, giá cám tăng 6 lần trong nửa năm. Theo tính toán và phân tích của Ipsos, cho tới hết quý 2, thậm chí hết quý 3/2023, giá cám tại Việt Nam mơi bắt đầu bình ổn và giảm theo xu hướng chung trên thị trường thế giới.. Một yếu tố quan trọng khác là quỹ đất cho chăn nuôi. Luật Chăn nuôi 2018 quy định rằng sản xuất chăn nuôi không được phép hoạt động tron gkhu vực nội đô, ảnh hưởng tới quỹ đất chăn nuôi. Ngoài ra, do giá nhà đất tăng trong những năm gần đây, nhiều hộ gia đình lựa chọn bán đất hoặc ngừng chăn nuôi để thu lời. Một đại diện của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết tổng quy mô chăn nuôi gà tại Việt Nam, bao gồm gà lông trắng, gà long màu và gà đẻ trứng, là 498 triệu con trong năm 2020. Con số này dự báo tăng lên khoảng 555 triệu con trong năm 2023.

Đối với chăn nuôi lợn, Ipsos Việt Nam dự báo nhu cầu tiêu dùng sẽ không phục hồi về giai đoạn năm 2018, trước khi dịch tả lợn bùng phát. Thịt lợn đang mất lợi thế là lựa chọn số 1 trong phân khúc sản phẩm protein động vật.

9 hàng hóa xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng đầu năm 2023

Chỉ 9 trong tổng số 46 hàng hóa xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng đầu năm 2023, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam. Cụ thể, các sản phẩm xăng dầu ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất (18,5%), theo sau là rau quả (12,4%) và dây, cáp điện (9,6%). Các mặt hàng ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu dưới 6% bao gồm phương tiện vận tải và linh kiện, điện thoại và phụ kiện điện thoại, đồ chơi, đồ dùng thể thao và phụ kiện, các sản phẩm hóa chất, dầu thô và gạo. Về giá trị xuất khẩu, điện thoại và linh kiện điện thoại dẫn đầu, mang về 9,2 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong khi đó, ghi nhận suy giảm xuất khẩu mạnh nhất là xơ và sợi dệt các loại, với mức giảm tới 38,4%, trong khi giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ cũng giảm tới 31,8%. Hơn nữa, thủy sản, cao su, sắt thép, hóa chất, các sản phẩm nhựa, dệt may cũng ghi nhận suy giảm xuất khẩu lần lượt là 29.1%, 28.3%, 25.7%, 24%, 20.5%, and 19.6%.

Theo VNS

Admin

Nhập khẩu cản trở chăn nuôi gà tại Việt Nam

Bài trước

Các tập đoàn xuyên quốc gia lờ đi các yêu cầu từ các cơ quan chức trách Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt