Thịt

Sản xuất thịt gà Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh, giảm nhu cầu nhập khẩu

0

Các nhà sản xuất thịt gà Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh các kế hoạch mở rộng táo bạo bất chấp nhu cầu suy giảm do virus corona, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu và xoa dịu những lo lắng gần đây về an toàn của thịt nhập khẩu.

Nhà sản xuất gia cầm lớn thứ 2 thế giới này được dự báo đạt mức sản lượng thịt gà cao kỷ lục 14,85 triệu tấn trong năm 2020, theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tăng mạnh 18% so với mức 13,75 triệu tấn trong năm 2019. Mở rộng nhanh sản xuất đang thúc đẩy nhu cầu đối với các loại ngũ cốc nguyên liệu TACN chính như ngô và đậu tương, theo các nhà giao dịch tại Trung Quốc cho biết, đồng thời tăng nguồn cung đang đẩy giá gia cầm giảm. Diễn biến này cũng có nghĩa là Trung Quốc sẽ giảm nhập khẩu thịt gà đông lạnh do niềm tin của người tiêu dùng vào thực phẩm nhập khẩu bị tổn hại nặng. Tuần trước, cánh gà từ Brazil xét nghiệm dương tính với virus corona. “Hiện giá thịt gà đang rất thấp. Tôi khôn gnghĩ chỉ là do nhu cầu yếu mà còn do nguồn cung đầy đủ”, theo Pan Chenjun, nhà phân tích câp cao tại Rabobank cho hay.

Cú hích từ thịt lợn

Trong năm 2019, Trung Quốc đã giết mổ 9,3 tỷ con gà, bao gồm 4,4 tỷ con gà lông trắng, chu ryếu sử dụng cho các chuỗi đồ ăn nhanh, ưa chuộng loại thịt mềm, giá rẻ.

Các công ty dẫn đầu ngành như Liaoning Wellhope Agri-Tech, nhà cung cấp cho KFC Trung Quốc Fujian Sunner Development và CP của Thái Lan đều đã có các kế hoạch mở rộng nhằm đáp ứng mục tiêu của Bắc Kinh về một nền sản xuất thực phẩm khép kín. Nhưng một số đã đẩy nhanh các dự án này sau khi lợi nhuận tăng vọt trong năm 2019 cùng với sản lượng thịt lợn giảm mạnh tại nước này. Với người tiêu dùng và các nhà hàng đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế, giá thịt gà tăng lên mức cao kỷ lục. Wellhope đã tăng sản xuất thịt gà thêm 36% vào năm 2019 và tốc độ mở rộng tương tự được duy trì trong nửa đầu năm 2019. “Chúng tôi đẩy nhanh sản xuất do giá cao”, theo Jan Cortenbach, trưởng phòng kỹ thuật tại liên doanh Wellhope-De Heus Animal Nutrition, cho hay.

Sự mở rộng chăn nuôi với mức tăng ít nhất 1 tỷ con gà hiện đang được triển khai, theo Walter Benz, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Trung Quốc tại Big Dutchman Group, một công ty Đức chuyên cung cấp thiết bị ngành chăn nuôi gia cầm. Sự mở rộng này bao gồm một trang trại nuôi quy mô 100 triệu con gà và một dự án giết mổ của Shandong Xiantan và hai dự án quy mô 100 triệu con khác của nhà chế biến thịt lợn hàng đầu Trung Quốc là Henan Shuanghui Investment and Development Co Ltd thuộc sở hữu của WH Group, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021 và tháng 6/2022.

Shandong Fengxiang Co đã nâng vốn qua chào bán cổ phiếu công khai hồi tháng trước tăng quy mô sản lượng lên gấp đôi từ 101 triệu gia cầm hiện nay.

Rủi ro COVID-19

Sự mở rộng nhanh chóng này, mặt khác, lại có thể diễn ra sai thời điểm bởi đại dịch COVID-19 đang làm nhu cầu thịt gà tại Trung Quốc giảm sâu. Một phần lớn thịt gà, vốn rẻ hơn thịt lợn, được tiêu thụ tại các canteen trường học – những nơi đã đóng cửa phần lớn thời gian của năm. Các chuỗi đồ ăn nhanh và bếp ăn tập thể cũng có nhu cầu yếu ngay cả sau khi mở cửa trở lại.

Wellhope nhấn mạnh trong báo cáo kết quả kinh doanh rằng trên toàn quốc, sản lượng giết mổ gà chỉ tăng 4% trong nửa đầu năm 2020, giảm 8 điểm phần trăm với dự báo trước dịch. “Hiện với áp lực kinh tế quy yếu và nhập khẩu ở mức cao, nguồn cung đang rất lớn trong khi triển vọng nhu cầu và giá thịt không quá khả quan”, theo ông Qiu Jiahui, phó chủ tịch Wellhope cho hay. Giá thịt gia cầm có thể tiếp tục giảm khi nguồn cung từ các dự án đang triển khai xuất hiện trên thị trường.

Trong khi đó, sản xuất chăn nuôi lợn Trung Quốc có vẻ đnag phục hồi nhanh hơn dự báo. Wellhope đang đặt cược vào sự chuyển dịch dài hạn sang tăng tiêu dùng thịt gà ở giới trẻ thành thị với những lo lắng mạnh hơn về sức khỏe và nhu cầu cao hơn về tính tiện lợi.

Một giai đoạn giá thịt lợn cao ổn định có thể đẩy người tiêu dùng chuyển dịch vĩnh viễn sang tăng tỷ trọng thịt gà trong thực đơn ăn uống của họ, theo Pan, nhà phân tích tại Rabobank. Đồng thời, các nhà sản xuất đang nỗ lực hạ chi phí sản xuất và phương pháp nuôi không nhốt chuồng đang quay trở lại, Benz cho hay, để tối đa hóa không gian, giảm chi phí lao động và rủi ro dịch bệnh. “Chúng tôi có mức hoạt động cao nên khi chúng tôi gặp khó khăn thì các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi còn gặp khó khăn mạnh hơn”.

Theo Reuters

Admin

Tin vắn ngành protein động vật ngày 24/12

Bài trước

Tin vắn ngành thực phẩm ngày 26/3

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt