0

Miền Bắc đối diện với đợt bùng phát cúm gia cầm mới

Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh vừa tiêu hủy 2.000 con gà lông màu tại một hộ chăn nuôi cá thể do cúm gia cầm H5N6. Một nửa số đàn gà 7 tuần tuổi có triệu chứng và không thể kháng cự loại virus này từ giữa tháng 12. Chi cục Thú y tỉnh cho biết trại nuôi không có chứng nhận xuất xứ và giấy từ vắc xin cho đàn gia cầm. Chi cục đã khử trùng chuồng trại và các khu vực xung quanh, đưa ra cảnh báo lên các hoạt động vận chuyển gia cầm trong khu vực.

Japfa mở rộng bán lẻ thịt tại Việt Nam

Nhà chăn nuôi khép kín Japfa Comfeed Việt Nam đang mở rộng chuỗi bán lẻ thịt tươi và thịt chế biến thương hiệu Japfa Best tại Việt Nam. “Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với thực phẩm an toàn, nguồn gốc rõ ràng tại các thành phố lớn của Việt Nam, chúng tôi sẽ tăng số lượng cửa hàng Japfa Best tại thành phố Hồ Chí Minh lên 40 và mở rộng ra miền Bắc trong năm 2021”, theo tổng giám đốc Arif Widjaja. Japfa hiện có 18 cửa hàng Japfa Best tại thành phố Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp khởi nghiệp sản xuất chiết xuất bột từ dế Việt Nam đặt mục tiêu tăng xuất khẩu

Cricket One, nhà sản xuất bột protein côn trùng đầu tiên tại Việt Nam, đang đặt mục tiêu tăng xuất khẩu sang Nhật Bản. “Nhật Bản là thị trường rất tiềm năng cho các sản phẩm bột protein dế”, theo ông Đặng Cao Nam, một trong hai nhà sáng lập Cricket One. Thành lập năm 2017, Cricket One đã xây dựng một chuỗi sản xuất TACN khép kín từ nuôi dế tới chế biến. Hiện công ty cung cấp bột protein là nguyên liệu cho các công ty thực phẩm. Cricket One đã xuất khẩu sản phẩm bột protein dế tới 15 nước tại EU và châu Á.

CP Việt Nam chính thức vận hành tổ hợp sản xuất thịt gà

Sau giai đoạn chạy thử nghiệm, CP Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành dự án tổ hợp chế biến thịt gà cho xuất khẩu từ ngày 19/12. Dự án này đặt tại tỉnh Bình Phước, sản xuất và chế biến 100 triệu con gà/năm. Tổ hợp có vốn đầu tư 250 triệu USD, có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, đặt mục tiêu xuất khẩu sang Nhật Bản (45%), châu Âu (35%), và Trung Đông (10%). Dự án kỳ vọng đạt doanh thu 100 triệu USD/năm.

Sản lượng tôm Thái Lan giảm 7%

Sản xuất tôm Thái Lan dự báo giảm 7% xuống còn 270.000 tấn trong năm 2020, do dịch bệnh và tác động kinh tế của COVID-19, theo chủ tịch Hiệp hội Tôm Thái Lan Somsak Paneetatyasai. Các dịch bệnh đốm trắng, bệnh phân trắng và dịch bệnh tôm chết sớm tại một số khu vực khiến sản lượng tôm Thái Lan giảm. Ngoài ra, nhiều nông dân trì hoãn sản xuất trong quý 2 do bất ổn liên quan tới tình hình COVID-19. Dù vậy, Thái Lan dự báo đạt sản lượng tôm 310.000 tấn trong năm 2021, tăng 15% so với năm 2020. “Nông dân đang nhắm tới nguồn tôm giống tốt hơn”, ông chủ tịch cho hay.

Xuất khẩu tôm Thái Lan không chịu tác động bởi đợt bùng phát COVID-19 mới đây

Đợt bùng phát COVID-19 gần đây tại chợ thủ sản ở tỉnh Samut Sakhon không tác động tới xuất khẩu tôm Thái Lan, theo ông Somsak Paneetatyasai, chủ tịch Hiệp hội Tôm Thái Lan. Ông cho biết thêm hiệp hội và các cơ quan liên quan không ghi nhận bất cứ động thái hủy đơn hàng nào. Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu năm 2021 sẽ phụ thuộc vào cách Thái Lan xoay xở với đại dịch này. “Chính phủ phải xây dựng niềm tin với đối tác rằng tôm Thái Lan an toàn”.

Theo Asian Agribiz

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc