Thịt

Các tập đoàn xuyên quốc gia lờ đi các yêu cầu từ các cơ quan chức trách Việt Nam

0

Các công ty chăn nuôi lớn có vốn đầu tư nước ngoài như CJ Group Vietnam và Emivest Feedmill Vietnam dường như không sẵn sàng cung cấp thông tin hoạt động để giúp các cơ quan chức trách Việt Nam xây dựng các chính sách thương mại nhằm bảo vệ ngành khỏi luồng nhập khẩu giá rẻ.

Bộ Công thương đã tổ chức nhiều phiên làm việc với Bộ NNPTNT, một số hiệp hội ngành chăn nuôi và các công ty chăn nuôi lớn trong vài năm qua để thu thập thông tin nhằm chuẩn bị cho các biện pháp thương mại để bảo vệ các công ty trong nước, đặc biệt là các nhà sản xuất chăn nuôi gia cầm. “Tuy nhiên, khi Bộ Công thương liên hệ để thu thập thông tin đầu vào cho văn bản đề xuất điều tra chống bán phá giá, nhiều công ty chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các tập đoàn đa quốc gia lớn của Hàn Quốc là CJ Group và Emivest, nắm giữ thị phần lớn và có vẻ sẵn sàng hỗ trợ trước đây, lại phản ứng hờ hững trước các yêu cầu của chúng tôi”, theo bà Phạm Châu Giang, cục phó Cục Phòng vệ Thương mại thuộc Bộ Công thương cho hay.

Trên cơ sở các quy định hiện hành, các biện pháp thương mại có thể được áp dụng sau khi có đề xuất của một cá nhân hoặc một tổ chức của các nhà sản xuất nông nghiệp chiếm 25% thị phần. Giải thích về thái độ bất hợp tác, một công ty chăn nuôi lớn cho biết thông tin mà các cơ quan chức năng địa phương yêu cầu cung cấp bao gồm các bí mật thương mại và trong khi họ tuân thủ báo cáo một số thông tin cho các cơ quan thuế và Bộ NNPTNT, họ không có nghĩa vụ chia sẻ thông tin với các bộ ngành khác. Một đại diện của cơ quan chức năng địa phương cho biết các công ty chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài kín tiếng về tình trạng hoạt động do các biện pháp thương mại có thể đi ngược lại các lợi ích béo bở nhất của các công ty mẹ do tác động tới các mỗi quan quan hệ kinh doanh với các nước đối tác. Báo Nhịp cầu Đầu tư đã nỗ lực liên lạc với CJ Group Vietnam và Emivest nhưng không nhận được phản hồi.

Trên thực tế, nhập khẩu thịt gà giá rẻ tràn ngập thị trường, nông dân Việt Nam than phiền rằng họ lỗ khoảng 10.000 đồng/1 con gà bán ra thị trường. Theo ý kiến của ông Nguyễn Văn Ngọc từ Hiệp hội Chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ, các nhà đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư lớn hoàn toàn phớt lờ nỗ lực chống lại luồng nhập khẩu gà giá rẻ, với mục tiêu đẩy các công ty trong nước vào chỗ chết. “Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang thu lợi lớn từ TACN hoặc chăn nuôi lợn trong thời gian gần đây nên có thể bù lỗ cho hoạt động chăn nuôi gà, trong khi các công ty trong nước không có năng lực tài chính đủ để chống đỡ kéo dài”.

Trong 5 năm qua, nhập khẩu thịt gà tăng mạnh về quy mô ở mức giá rất thấp. “Giá nhập khẩu gà trung bình đủ thấp để xác nhận tình trạng phá giá, và hàng loạt các công ty chăn nuôi trong nước đang kêu gọi một cuộc điều tra chống bán phá giá, nhưng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì phớt lờ vấn đề này”, theo bà Giang cho hay. Bà cho biết thêm Bộ Công thương sẽ tăng cường giám sát sự tuân thủ của các doanh nghiệp nội địa với các quy định và điều khoản trong các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Các lĩnh vực thu hút sự chú ý đặc biệt sẽ bao gồm ngành chăn nuôi và rủi ro các nước khác triển khai điều tra, áp dụng các biện pháp thương mại chống lại các nhà xuất khẩu Việt Nam. “Hơn nữa, Bộ sẽ nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện các chính sách, luật trong nước và quốc tế liên quan đến các biện pháp thương mại”, bà Giang cho hay.

Các biện pháp thương mại bao gồm chống bán phá giá, thuế phòng vệ, và các biện pháp phòng vệ khác. Các công cụ chính sách thương mại cho phép chính phủ triển khai hành động phòng vệ trước các luồng nhập khẩu gây tổn thương cho ngành sản xuất trong nước. “Diễn biến này cần được nhấn mạnh trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Các biện pháp thương mại là các biện pháp cuối cùng có thể làm để bảo vệ sản xuất trong nước trước các luồng nhập khẩu”, bà Giang phát biểu.

CJ Vina Agri đã mở cửa kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2001 với việc triển khai một nhà máy tại tỉnh Long An. Một nhà máy khác tại tỉnh miền bắc Hưng Yên được khởi công 5 năm sau đó và năm 2008, công ty xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại tỉnh Vĩnh Long. Năm 2015, công ty khởi công nhà máy tại tỉnh Đồng Nai trước khi triển khai tại các tỉnh Hà Nam và Bình Định. CJ Vina Agri cũng xây dựng một nhà máy chế biến thực phẩm tại ĐNSL, đưa tổng nhà máy chế biến TACN tại Việt Nam lên 7. Cùng với lĩnh vực sản xuất TACN, CJ Group cũng nâng tỷ lệ sở hữu tại các doanh nghiệp thực phẩm trong nước vài lần trong những năm vừa qua. CJ Group tăng mạnh tỷ lệ sở hữu trong CJ Cầu Tre từ 51,6% lên 71,4% và công ty con CJ Cheiljedang mua 64,9% vốn của Thực phẩm Minh Đạt vào năm 2017. Trong năm 2019, tập đoàn này đã mua 4,18% cổ phần của CTCP Vissan.

Đồng thời, Emivest FeedMill Việt Nam là công ty sản xuất TACN lớn, thuộc sở hữu của công ty chăn nuôi gia cầm và cung cấp thịt gia cầm Leong Hup International Bhd của Malaysia. Hiện Emivest FeedMill vận hành 4 nhà máy TACN tại các tỉnh Bình Dương, Tiền Giang và Đồng Nai, cùng với một nhà máy ở phía bắc là ở Hải Dương. Công ty cũng sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng tại tỉnh Bình Dương.

Theo VNS

Admin

Rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh chính sách phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường

Bài trước

New Zealand cho biết thuế phòng vệ của Trung Quốc đối với sữa bột đã được dỡ bỏ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt