Rau quả

Việt Nam xuất khẩu trái cây tới hàng loạt thị trường mới

0

Năm 2022 là một năm xuất khẩu thành công khi nông sản Việt Nam đã tiếp cận với nhiều thị trường quốc tế. Cục BVTV thuộc Bộ NNPTNT ngày 24/11 đã tổ chức họp báo về việc thị trường Nhật Bản mở cửa cho trái nhãn Việt Nam, thị trường Trung Quốc mở cửa cho khoai lang và thị trường New Zealand mở cửa cho chanh và bưởi.

Năm 2022, nhiều mặt hàng của Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chính thức sang nhiều thị trường nước ngoài. Ví dụ, chanh dây được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo cơ chế thử nghiệm. Sầu riêng và chuối cũng được Trung Quốc cấp phép sau khi ký một nghị định thư về các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Hai bên gần đây đã ký một nghị định thư về các quy định an toàn thực phẩm đối với khoai lang nhập khẩu từ Việt Nam. Ngày 22/11, hải quan Trung Quốc thông báo các yêu cầu trên website chính thức.

Chanh và bưởi từ Việt Nam hiện có thể thâm nhập thị trường New Zealand sau khi các yêu cầu nhập khẩu được hai bên ký kết vào ngày 15/11. Gần đây nhất, Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản ngày 18/11 đã chính thức thông báo trên website cho hay nhãn tươi Việt Nam được phép nhập khẩu chính thức vào nước này.

Ông Nguyễn Quang Hiếu, trưởng ban hợp tác và truyền thông quốc tế, cho hay các cuộc đàm phán kéo dài đã được tiến hành để Việt Nam có thể giành được thỏa thuận xuất khẩu nông sản sang các thị trường này. Ví dụ, Việt Nam đã cần 3 năm để đàm phán quyền xuất khẩu chanh và bưởi sang New Zealand. Đối với nhãn, hồ sơ kỹ thuật đã được nộp từ năm 2016 nhưng đến tháng 11/2022 thì các quy trình thủ tục mới được hoàn tất để xuất khẩu nhãn sang Nhật Bản. Trong khi đó, Việt Nam mất tới 10 năm để đàm phán xuất khẩu khoai lang chính ngạch sang Trung Quốc.

Các nhà chức trách cho biết rất khó để đàm phán giành quyền xuất khẩu chính ngạch cho các sản phẩm trái cây ra thị trường quốc tế nhưng giữ các thị trường này còn khó khăn hơn. Việt Nam phải thỏa mãn các điều kiện của nước nhập khẩu về các quy định an toàn thực phẩm và vệ sinh thực phẩm. Trái cây phải có thể truy xuất nguồn gốc từ vùng trồng với các sản phẩm đầu vào và đầu ra, tới các thông tin về đóng gói và phân phối. Các cơ quan chức trách Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên vùng trồng và các cơ sở đóng gói sau khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu (theo tuần hoặc theo năm). Nếu các vi phạm liên tục xảy ra, Trung Quốc có thể ngừng nhập khẩu từ Việt Nam.

Ông Hoàng Trung, cục trưởng Cục BVTV, cho biết ký các nghị định thư cho nông sản xuất khẩu chính ngạch sẽ tạo ra điều kiện pháp lý rõ ràng và giúp nông dân Việt Nam tổ chức sản xuất chuyên nghiệp hơn, với quy mô lớn hơn. Nông dân và các doanh nghiệp sẽ kiểm soát các tác động tiêu cực tới môi trường và cải thiện chất lượng nông sản. Họ sẽ có thể bán sản phẩm với giá cao hơn. “Ví dụ sầu riêng ghi nhận tăng giá 3 lần kể từ ngày nghị định thư được ký kết”, ông Trung cho hay.

Theo VNS

Admin

Thực phẩm Việt trên đường chinh phục thị trường toàn cầu

Bài trước

Thống kê xuất nhập khẩu trái cây năm 2023 của Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả