0

Sự chuyển dịch trở lại nuôi tôm sú và rời bỏ tôm thẻ - loại tôm đang rất dễ mắc bệnh và chi phí nuôi ngày càng tăng – đang diễn ra tại châu Á. Nhưng liệu thị trường có sẵn sàng tiêu thị một nguồn cung tăng lên với mức giá cao hơn, vẫn là dấu chấm hỏi.

Một trong những chủ đề chính được thảo luận tại Diễn đàn tôm toàn cầu (Global Shrimp Forum – GSF) diễn ra tại Utrecht, Hà Lan, từ ngày 6-8/9 – là sự lên ngôi trở lại của hoạt động nuôi tôm sú tại châu Á và liệu diễn biến này có được thị trường hưởng ứng, theo bài viết mới nhất của nhà phân tích Willem van der Pijl, sáng lập hãng tư vấn Shrimp Insights đồng thời là giám đốc điều hành GSF Foundation – bên điều phối tổ chức sự kiện nói trên. Theo ông van der Pijl, nuôi tôm thẻ đang ngày một khó khăn do cạnh tranh tăng, giá bán giảm và chi phí sản xuất tăng. Trong bối cảnh đó, chỉ những nhà nuôi lớn, có năng lực đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị hiện đại cho các hoạt động sản xuất của họ mới có thể sống sót. Đối với phần lớn các nhà sản xuất còn lại, phần lớn là các nhà sản xuất quy mô nhỏ, tôm thẻ không còn là lựa chọn sản xuất khả thi. “Một chiến lwcoj khác là tiếp tục kiếm sống nhờ nuôi tôm nhưng chuyển sang nuôi tôm sú”, ông cho biết. Ông Van der Pijl cho rằng các quan điểm chia sẻ trong diễn đàn khiến ông tin rằng tăng trưởng sản xuất tôm sú là xu hướng chủ đạo trong ngành tôm cần theo dõi. Sự trở lại này sẽ được thúc đẩy bởi sự phát triển của các nguồn tôm sạch bệnh và cải thiện cơ sở hạ tầng, như các trung tâm nhân giống và các lò ấp, tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.

Phó chủ tịch cấp cao của Charoen Pokphand Foods (CPF) Robins McIntosh cho biết nhiều nông dân châu Á, hiện đang gặp khó khăn trong sản xuất tôm thẻ thâm dụng vốn, bắt đầu tăng thả nuôi tôm sú chủ yếu nhờ các chương trình nghiên cứu giống do CPF và Moana Technology triển khai. Hai công ty đã đạt được mức sinh trưởng hậu ấu trùng và tỷ lệ sống trên tôm sú tương đương với cơ chế nuôi tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, ông cho hay. Ông McIntosh gọi tôm sú là “tôm của nông dân nghèo” do loại tôm này có thể sinh trưởng tương đối nhanh và ít bệnh hơn so với tôm thẻ, dẫn tới chi phí nuôi thấp hơn.

Ông McIntosh cho biết sản lượng tôm sú tăng lên 546.00 tấn trong năm 2021, từ mức 382.000 tấn hồi năm 2019. Trung Quốc, nơi CPF chiếm khoảng 85% thị phần con giống hậu ấu trùng, sẽ sản xuất khoảng 180.000 tấn tôm sú trong năm 2022, tăng 20% so vói năm 2021, có khả năng vượt qua Việt Nam trở thành nhà sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới.

Tại Ấn Độ, Vaishnavi Aquatech, công ty thuộc sở hữu của Dhaval Contractor – một bên khác tại GSF – bắt đầu nhập khẩu con giống tôm sú từ Moana để nuôi thành phẩm trong năm 2021. Gia đình này vận hành 6 lò ấp trên khắp Ấn Độ, sản xuất tổng cộng hơn 1 triệu tôm hậu ấu trùng. Vaishnavi Aquatech gần đây đã mở rộng thông qua xây dựng một trung tâm con giống được chính phủ công nhận, mà ông Willem van der Pijl tin rằng sẽ là “một động lực tăng trưởng chính của sản xuất tôm sú Ấn Độ” trong những năm tới. Con giống trưởng thành của Vaishnavi Aquatech được sản xuất từ hậu ấu trùng bố mẹ nhập khẩu từ các trụ sở của Moana tại bang Hawaii tại Mỹ, sẽ được sử dụng để sản xuất con giống thế hệ F1. Nhà thầu này hy vọng sẽ tăng gấp đôi diện tích nuôi tôm sú của Ấn Độ lên 130.000ha trong năm tài khóa 2026 – 2027 từ mức hiện nay và mở rộng sản lượng tôm sú của Ấn Độ lên khoảng 455.000 tấn trong năm 2026 – 2027 từ mức 220.000 tấn trong năm 2022 – 2023. “Khi ông trình bày con số này tại GSF hồi tháng 9 vừa qua, khán giả bị shock”, ông van der Pijl cho hay. Nhiều nông dân tại Gujarat, Andhra Pradesh, Odisha, và West Bengal có thể chuyển từ tôm thẻ sang tôm sú, đặc biệt là những ai vốn đã gặp khó khăn khi xoay xở đối phó với chi phí vận hành sản xuất tôm thẻ tăng trong thời gian gần đây, ông van der Pijl cho hay.

Tại Indonesia, với sản lượng hiện chỉ xoay quanh mức 50.000 tấn tôm sú từ tổng diện tích nuôi 300.000ha, ông Bong Tiro, đồng sở hữu hàng loạt cơ sở nuôi ấp tôm thẻ, cũng đang lên kế hoạch đưa tôm sú tới cho nông dân địa phương nuôi. Tiro cho biết sản xuất tôm sú tại Indonesia chỉ có thể tăng trưởng nếu nguồn cung con giống hậu ấu trùng tăng lên, sẵn sàng cung cấp cho nông dân địa phương. Sau vài thử nghiệm nuôi sử dụng nguồn vốn từ Moana, Bong Tiro đã xây dựng các trung tâm nhân giống nhỏ của riêng mình tại một số khu vực nuôi chính của Indonesia để cung cấp con giống cho các cơ sở nuôi ấp của công ty và các cơ sở liên doanh liên kết khác. Gần đây ông đã mua 3 lô con giống hậu ấu trùng bố mẹ từ Moana để cung cấp cho trung tâm nhân giống của mình tại Indonesia, và hiện ông đang nhắm tới bán con giống hậu ấu trùng tại 3 địa điểm ở Indonesia trước dịp cuối năm 2022.

Tuy nhiên, trên khắp châu Á, sự chuyển dịch trở lại tôm sú lại không liên quan tới mức độ sẵn sàng của người tiêu dùng phải trả mức giá cao hơn cho mặt hàng này. Tại Trung Quốc, tiêu thụ tôm sú không phải là vấn đề lớn bởi người tiêu dùng nước này tin rằng đây là loại thực phẩm cao cấp hơn cả về hình thức và mùi vị, nên được bán ở phân khúc sản phẩm tươi cao cấp. Mỹ và Bắc Âu trước đây là các thị trường chính cho tôm sú, cùng với Nhật Bản và Trung Đông, nhưng đã chuyển sự ưa thích sang tôm thẻ và loại tôm này đã thống trị thị trường tôm khoảng 15 năm trước. Vì vậy, các nhà sản xuất tôm sú châu Á sẽ cần phải giành lại thị phần tại các thị trường chủ lực nói trên để trở thành một thị trường sôi động trở lại, theo Jeff Stern, đồng chủ tịch Censea, nhà nhập khẩu và phân phối tôm sú lớn nhất tại Mỹ, phát biểu tại GSF.

Tôm sú hiện vẫn được bán tại châu Âu nhưng chủ yếu được tiêu thụt rong ngành dịch vụ ăn uống ở Bắc Âu và thông qua một số nhà bán lẻ tại Bỉ và Đức. Pháp, nơi OSO và Unima thành công trong xuất khẩu tôm sú từ Madagascar, có thể không đủ lớn cho các nhà xuất khẩu châu Á để hướng vào, do hiện chỉ tiêu thụ chưa đến 6.000 tấn tôm sú hàng năm. Và trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống của châu Á, nơi tôm sú từ lâu đã được ưa chuộng, Heiko Lenk và Rogier Speelman của Lenk Frozen Foods and Fisherman’s Choice đã cảnh báo tại GSF nếu chênh giá giữa tôm sú và tôm thẻ vượt 1 USD/kg, người tiêu dùng sẽ thường lựa chọn tôm thẻ.

Ngay cả khi chênh giá ở dưới mức 1 USD/kg, Mỹ à Bắc  cũng không thể hấp thụ lượng tiêu thụ hơn 500.000 tấn, ông van der Pijl nhận định. “Trong khi thừa nhận rằng chúng ta sẽ có thể chứng kiến sự trở lại của sản xuất tốm su tại Ấn Độ và Indonesia, sự quay trở lại này có thể sẽ diễn ra trong thời gian rất ngắn nếu các nhà sản xuất, các công ty thức ăn, các nhà chế biến và những khách hàng quốc tế không hợp tác để phát triển thị trường”, ông van der Pijl phát biểu. “Để sự trở lại của tôm sú thành công, chúng ta không chỉ cần nhfin vào một sự kết hợp đúng đắn giữa nông dân – hệ thống – lựa chọn sản xuất mà còn mở rộng sang sự kết hợp đúng đắn một tập hợp thị trường”.

Theo Seafood Source

Admin

Thị trường tôm ảm đạm

Bài trước

Triển vọng thị trường tôm toàn cầu – Phần 2: Thị trường tôm châu Âu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản