0

Các nước đang phát triển cần phải tăng năng suất cây trồng, ngay khi điều này xung đột với các mục tiêu khí hậu.

Làm nông ở phần lớn châu Phi đều sử dụng phân bón ở mức thấp và do đó, năng suất cây trồng thấp. Cuộc chiến Nga – Ukraine đang làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu thực phẩm – vốn đã rất nghiêm trọng trong COVID-19 – và làm nổi lên nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng trong ngành nông nghiệp toàn cầu. Phần lớn các loại phân bón đều sản xuất từ than đá hoặc khí tự nhiên và các lệnh trừng phạt của phương Tây lên Nga – nước xuất khẩu phân bón hàng đầu thế giơi s- càng kheiens giá phân bón và khí tự nhiên tăng thêm. Trong tháng 6/2022, chi phí phân bón vượt mức tháng 8/2008, buôc jnoong dân giảm tiêu dùng phân bón trên toàn cầu tới 7% trong niên vụ tới – mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2008. Tiêu dùng phân đạm dự báo giảm mạnh nhất tại khu vực cận Sahara. Trong tháng 5/2022, chủ tịch ngân hàng Phát triển châu Phi cảnh báo thiếu phân bón có thể dẫn tới giảm 20% sản lượng thực phẩm tại lục địa này.

Thiếu phân bón là một cuộc khủng hoảng ngày càng nặng nề: Giảm tiếp cận phân bón làm giảm mạnh sản lượng thực phẩm và phá hủy nền kinh tế. Sau khi Sri Lanka bất ngờ cấm nhập khẩu và sử dụng phân bón tổng hợp để ưu tiên các loại phân bón hưu cơ vào tháng 4/2021, sản xuất thực phẩm nội địa của nước này giảm ít nhất 40% trong niên vụ kết thúc vào tháng 3/2022, và sản lượng chè nội địa giảm 15% trong 3 tháng đầu năm 2022, xuống mức thấp nhất từ năm 2009. Chính phủ Sri Lanka đã dỡ bro lệnh cấm này vào tháng 11/2021 nhưng không phải ngay trước khi chính sách này phá hoại sản xuất niên vụ tới, và chính phủ đã phải chi hàng tram triệu USD để bù đắp thiệt hại cho nông dân.

Một số nỗ lực toàn cầu đã tiếp cận thách thức nhãn tiền này. Mỹ đi đầu với khoản 500 triệu USD cho chương trình Global Fertilizer Challenge để thúc đẩy đầu tư vào an ninh lương thực, đồng thời tìm cách hạ phát thải khí nhà kính nông nghiệp. Trong khi đó, các nước khác vẫn dè dặt. Ủy ban châu Âu phản đối kế hoạch hỗ trợ mở rộng sản xuất phân bón tại châu Phi do xung đột với các mục tiêu khí hậu của EU. (Sản xuất và sử dụng phan bón chiếm khoảng 5% phát thải khí nhà kính). Nhưng các nước EU vẫn mở rộng cơ sở hạ tầng nội địa và nước ngoài cho nhiên liệu hóa thạch để giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga nên việc hạn chế tiềm năng nông nghiệp của các nước khác để đạt các mục tiêu bền vững được cho là hành vi đạo đức giả.

Hạn chế hỗ trợ cho các nước châu Phi trong sản xuất phân bón do xung đột với các mục tiêu khí hậu, đồng thời lại có nhu cầu đối với khí tự nhiên từ lục địa này là một hành vi không công bằng. Hỗ trợ các nước này vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại yêu cầu tăng vốn cho sản xuất phân bón, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh thực phẩm: nguồn lực quy mô lớn và phát triển công nghiệp. Châu Phi có tiềm năng chưa đươc khai thác nhưng nếu không thể tăng sản xuất phân bón thì sản xuất thực phẩm sẽ tiếp tục bị tụt hậu nặng nề so với các khu vực khác.

Không có đổi mới nào góp phần vào tăng trưởng vượt trội cho sản xuất nông nghiệp trong nửa cuối thế kỷ 20 hơn phân bón tổng hợp – giải phóng sức lao động của nông dân khỏi sự phụ thuộc vào nguồn phân đạm tự nhiên trong đất và phân chuồng. Tăng sử dụng phân bón đóng góp phần lớn vào tăng năng suất cây trồng tại các nước đang phát triển tại châu Á kể từ thập niên 1960s, dẫn tới tăng năng suất lao động và tăng thu nhập. Năng suất lương thực thiết yếu tăng có thể giúp chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác, từ đó giúp tăng GDP đầu người.

Ngành nông nghiệp tại phần lớn châu Phi tiếp tục sử dụng phân bón ở mức thấp và năng suất thấp. Tiêu dùng phân bón trung bình trên toàn cầu năm 2018 là 137 kg/ha; tại nhiều nước cận Sahara, con số này chưa đến 20kg/ha. (Ai Cập là ngoại lê tại lục địa này và là một trong những nước tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới do chính sách nông nghiệp quốc gia). Có một số lý do cho mức tiêu thụ phân bón thấp tại châu Phi, bao gồm chi phí cao, nguồn cung thấp và thiếu cơ sở hạ tầng cho sản xuất phân bón. Nhưng nhu cầu đang tăng: từ năm 2020 – 2022, nhu cầu phân đạm tăng nhanh nhát tại châu Phi so với các khu vực khác.

Cuộc chiến của Nga tại Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đã tạo nên một làn song hủy diệt an ninh lương thực và nguồn cung phân bón tại nhiều nước châu Phi. Trước khi xung đột nổ ra, Ghân, Bờ Biển Ngà và Mauritania đều phải mua từ 20 – 50% nguồn cung phân bón của họ từ Nga nên không bất ngờ khi các nước này hứng chịu tác động thảm khốc từ các lệnh trừng phạt của phương Tây gần như ngay lập tức. Do Nga hạn chế nguồn cung khí tự nheien cho châu Âu và giá tăng, các nhà sản xuất phân bón châu Âu buộc phải cân nhắc giảm sản lượng. Các cơ sở tại châu Phi nhập khẩu các hợp chất để sản xuất thành phẩm cuối cùng cũng phải giảm sản lượng, càng khiến nguồn cung bị thu hẹp.

Cuộc khủng hoảng tiếp diễn hiện nay đang trực tiếp gây thiệt hại cho nông dân nhưng cũng là một cơ hội cho các khu vực của lục địa này thúc đẩy sản xuất phân bón công nghiệp địa phương. Một số nước châu Phi có nguyên liệu thô để sản xuất thêm phân bón, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của địa phương và khu vực. Algeria, Mozambique, và Nigeria đang có dự trữ khí tự nhiên rất lớn, vốn là nguồn nguyên liệu để sản xuất các loại phân đạm; trong khi Morocco, Nam Phi, Tanzania và các nước khác có lượng lớn đá phosphate, sử dụng để sản xuất các loại phân phốt-phát. Tuy nhiên, chỉ một số nước hiện có cơ sở hạ tầng sản xuất và chế biến chuyên sâu để chuyển từ nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng.

Ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước và khu vực, mở rộng sản xuất phân bón có thể tạo ra doanh thu xuất khẩu giá trị cao. Châu Phi giàu tài nguyên từ lâu đã xuất khẩu hàng hóa thô như dầu thô và cà phê để gia tăng giá trị ở các nơi khác – một di sản không mấy tích cực của chủ nghĩa thực dân. Trong những năm gần đây, các ngân hàng tại châu Phi đã triển khai hàng loạt các sáng kiến để nhân rộng cơ sở hạ tầng chế biến chuyên sâu để gia tăng giá trị cho hàng hóa. Ví dụ, Ngân hàng XNK châu Phi đã cung cấp vốn để cải thiện công suất chế biến cacao và đưa Bờ Biển Ngà vào chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp nước này bước vào cạnh tranh với Hà Lan. Mô hình tương tự có thể áp dụng với phân bón để thúc đẩy thịnh vương chung, qua đó thu hẹp chênh lệch toàn cầu về thịnh vượng và an ninh lương thực.

Nigeria, vốn xuất khẩu đạm – loại phân bón từ nitrogen có chi phí thấp – sang Brazil, Ấn Độ và Mỹ, là một hình có thể nhân rộng. Tập đoàn Dangote, một tập đoàn đa ngành của Nigeria, đã mở nhà máy phân bón lớn thứ 2 thế giới ở ngoại ô thủ đô Lagos vào tháng 3 vừa qua. Nhà máy này chia sẻ trong một tổ hợp với nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới và có thể sản xuất 3 triệu tấn phân urea hàng năm. Để hiểu rõ tiềm năng của nhà máy này thì châu Phi tiêu thụ chỉ hơn 5 triệu tấn phân đạm hàng năm. Nhà máy Dangote cũng được kỳ vọng mang về 400 triệu USD từ hoạt động xuất khẩu.

Các tổ chức tại châu Phi cũng đã liên tục nỗ lực kết nối các nguồn vốn để đảm bảo cho an ninh lương thực trong tương lai. Trong khi đó, tập đoàn OCP, một doanh nghiệp độc quyền thuộc sở hữu nhà nước tại Moroco và là một trong những nhà sản xuất phân bón phốt phát lớn nhất thế giới, đã hợp tác với chính phủ và các tổ chức tài chính để xây dựng các nhà máy phân bón trên khắp châu Phi. Đến năm 2023, công ty này có kế hoạch đưa nhà máy sản xuất phân bón trị giá 2,4 tỷ USD sử dụng khí tự nhiên của Ethiopia đi vào hoạt động. Nhà máy này được kỳ vọng có công suất sản xuất tối đa cao gấp 4 lần nhu cầu tiêu dùng phân bón của Ethiopia trong năm 2014 và năm 2015. Tại Ghana và Nigeria, OCP đang đầu tư vào các nhà máy phân bón trị giá hơn 1 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu của các thị trường Tây Phi.

Đối với các nước khác, đầu tư vào một nhà máy phân bón công nghiệp sử dụng nguyên liệu nội địa có thể ngoài tầm với. Thay vào đó, các nước như Bờ Biển Ngà, Malawi, và Zambia đã đầu tư vào các nhà máy tạo hạt và phối trộn, sử dụng cả nguồn nguyên liệu nội địa và nhập khẩu. Các nhà máy như vậy cần vốn đầu tư từ 2 – 40 triệu USD. Hơn nữa, các khoản đầu tư vào đường bộ và đường sắt có thể kết nối các thị trường phân tán – khí tự nhiên từ Mozambique có thể vận chuyển bằng đường sắt tới nhà máy phân bón ở khắp miền nam châu Phi. Trên khăp schaau Phi, đường xấu, trạm gác, thuế và kiểm tra an ninh dẫn tới tăng chi phí và vận chuyển chậm chạp. Nhưng thỏa thuận thương mại tự do lục địa gần đây nhằm giảm thuế và tăng đầu tư vào ngành công nghiệp khu vực, tăng tỷ suất đầu tư từ các dự án phân bón.

Các tổ chức tại châu Phi vốn đang cấp vốn để hướng tới một tương lai an toàn an ninh lương thực; ví dụ, các nhà băng tại châu Phi đang ủng hộ các dự án thâm dụng vốn như nhà máy của Dangote nhưng họ cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn. CÁc nhà tài trợ quốc tế, bao gồm các tổ chưc tài chính phát triển song phương và các ngân hàng phát triển đa phương, cần giúp các nước khởi tạo hoặc mở rộng các nhà máy sản xuất phân bón để tăng nguồn cung tại châu Phi. Có thể cần vài năm để xây dựng một nhà máy phân bón, cùng với các khoản đầu tư dài hạn vào năng lượng và cơ sở hạ tầng vận chuyển như các đường ống dẫn khí gas, các nhà máy lọc dầu, sản xuất ammonia, và đường bộ, đường sắt tốt hơn. Nhưng cả các nước châu Phi lâẫ các nhà tài trợ đều sẽ hưởng lợi từ lợi nhuận kinh tế.

Đáp ứng các yêu cầu về vốn này cần sự hợp tác hành động từ các tổ chức tài chính, chính phủ và khu vực tư nhận. Cấp vốn cho tổ hợp Dangote tiêu tốn hàng tỷ USD trong các khoản vay và cổ phần từ 12 ngân hàng quốc tế và Nigeria. Nhưng dự án này đã thành công và mở rộng thêm 1 nhà máy sản xuât urea trị giá 1 tỷ USD gần cảng Harcourt, Nigeria, cho thấy tiềm năng khi một thỏa thuận cho vay như vậy mở ra: Khoản vay này giúp biến Nigeria thành một nước xuất khẩu ròng phân bón, cho phép nước này tăng năng suất và phục vụ các thị trường tại Tây Phi và châu Mỹ.

Tăng quy mô sản xuất phân bón là chìa khóa để củng cố đầu vào trong khu vực và các chuỗi giá trị nông nghiệp để các nước châu Phi có thể đảm bảo lương thực – thực phẩm. Về dài hạn, đầu tư vào các nhà máy sản xuất, các nhà cung cấp địa phương và khu vực và cơ sở hạ tầng khí tự nhiên sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu từ Nga, Trung Quốc và các nước khác – giúp lục địa này trở nên bền bỉ hơn trước một cuộc khủng hoảng như hiện châu lục này phải đối mặt.

Nhiều nhà hoạt động khí hậu và các nhà làm chính sách có thể chê bai ý tưởng tăng sản xuất phân bón thâm dụng carbon và sử dụng tại châu Phi như quyết định của Ủy ban châu Âu đã thể hiện. Nhưng châu Phi đóng góp rất ít ỏi vào tổng phát thải khí nhà kính toàn cầu và vẫn chưa tận dụng các nguồn lực hết sức to lớn của lục địa này để tăng cường an ninh năng lượng và lương thực. Có vẻ như không công bằng khi các nước giàu từ chối hỗ trợ cho các dự án sản xuất khí đốt tự nhiên và phân bón quy mô lớn để chuẩn bị cho những thách thức về lương thực và năng lượng trong tương lai. Ngay cả cựu đặc phái viên khí hậu Liên Hợp Quốc Mary Robinson cũng gắn với ý tưởng rằng các nước châu Phi nên tận dụng trữ lượng khí tự nhiên mà họ có để đáp ứng các nhu cầu năng lượng.

Sản xuất phân bón rẻ hơn và dồi dào hơn có thể xung đột với các mục tiêu khí hậu khi làm tăng phát thải và ô nhiễm nước. Nhưng cải thiện quản lý phân bón tại các trang trại có thể không khuyến khích sử dụng quá mức và tối thiểu hóa việc thải ra môi trường. Trong ngắn hạn, do sản xuất tăng, các nhà tài trợ nên cấp vốn cho các ngân sách chương trình khuyến nông để tập huấn cho nông dân cải thiện quản lý phân bón. Trong một nghiên cứu 10 năm tại Trung Quốc cho thấy khi 21 triệu nông dân được tập huấn sử dụng phân bón tốt hơn, năng suất cây trồng thiết yếu tăng khoảng 11% và sử dụng phân đạm giảm tới 18%.

Châu Phi đóng góp rất ít vào phát thải khí nhà kính toàn cầu và vẫn còn nguồn tài nguyên vô cùng dồi  dào chưa được tận dụng để tăng cường an ninh lương thực và năng lượng. Trong dài hạn, đây là co uội phát triển sản xuất phân đạm bền vững và đầu tư vào các công nghệ phù hợp nhằm vừa giảm phát thải nông nghiệp, vừa tăng sản xuất thực phẩm. Phân đạm bền vững chiết xuất từ hydro trong nước thay vì nhiên liệu hóa thạch. Ngành này vẫn đang trong giai đoạn đầu nhưng các chính phủ tại Úc, Đan Mạch, Ấn Độ và các nước khác đang ủng hộ phát kiến này. Các phát kiến khác có thể tăng hiệu quả sử dụng phân đạm để giảm phát thải từ các nhà máy phân bón. Các công nghệ phù hợp như cảm biến đất để thu thập dữ liệu về mức dinh dưỡng, có thể giúp nông dân giảm sử dụng phân bón trong khi vẫn có thể tăng sản lượng. Nhân rộng công nghệ này để mang tới cho nông dân trên khắp thế giới sẽ cần các khoản đầu tư rất lớn.

Các nước giàu và các nhà tài trợ phải đạt một đồng thuận về tài trợ dài hạn cho các dự án thúc đẩy năng lực của các nước đang phát triển trong sản xuất thực phẩm và phân bón cho tiêu dùng nội địa. Các diễn đàn toàn cầu như Hội nghị về Biến đổi khí hậu Liên Hơp Quốc tại Ai Cập sắp tới cho thấy cơ hội hoàn hảo cho các cuộc thảo luận như vậy. Sự thỏa hiệp giữa phụ thuộc nhập khẩu với an ninh lương thực diễn ra trên toàn cầu. Tăng sản xuất phân bón tại các nước đang phát triển là một khoản đầu tư xứng đáng.

Theo Foreign Policy

Admin

Việt Nam nhập khẩu gần 3,5 triệu tấn phân bón trong 8 tháng đầu năm 2024

Bài trước

Cải cách thuế GTGT để thúc đẩy triển vọng nông nghiệp

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Phân bón