Bắc Mỹ và châu Âu chiếm phần lớn doanh thu các sản phẩm hữu cơ, với thị phần lên tới 90%. Tuy nhiên, phần lớn tăng trưởng lại đến từ các khu vực khác, đặc biệt là châu Á. Thị trừng các sản phẩm hữu cơ đang ngày càng trở nên quan trọng tại các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Các loại trái cây nhiệt đới, hạt và gia vị hữu cơ chiếm một tỷ trọng lớn. Đáng chú ý, các nông sản này đều là các mặt hàng có thể mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường thuộc Bộ NNPTNT, giá trị xuất khẩu các nông sản hữu cơ của Việt Nam đạt khoảng 335 triệu USD/năm, sang 180 nước. Kim ngạch này còn nhỏ so với quy mô hiện tại của thị trường hữu cơ toàn cầu nhưng cho thấy tiềm năng lớn cho các sản phẩm hữu cơ xuất khẩu của Việt Nam. Dự báo doanh thu xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sẽ tăng mạnh lên 437,36 triệu USD đến năm 2026, tương đương mức tăng trưởng kép 14%/năm.
Thực tế, trong 10 năm qua (2011 – 2020), tất cả các nước đều thúc đẩy sản xuất nông sản hữu cơ. Diện tích đất nông nghiệp hữu cơ tăng tới 214,5% tại Úc, 66,7% tại châu Á, 95% tại châu Phi, 62,1% tại châu Âu, 42% tại Mỹ Latin, và 24% tại Bắc Mỹ trong giai đoạn nói trên. Đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ toàn cầu đạt 74,9 triệu ha. Úc là nước có diện tích đất hữu cơ lớn nhất thế giới, với 35,9 triệu ha, theo sau là châu Âu với 17,1 triệu ha; Mỹ Latin 9,9 triệu ha; châu Á 6,1 triệu ha; Bắc Mỹ 3,7 triệu ha và châu Phi 2,1 triệu ha. Các nước đều được cho là sẽ tăng đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là tại châu Âu. Trong tháng 5/2020, EU thông báo mục tiêu đạt 25% diện tích đất nông nghiệp đến năm 2030. Tuy nhiên, thị trường cho thực phẩm nguồn gốc thực vật tăng đột biến. Nghiên cứu từ Boston Consulting Group and Blue Horizon Corporation cho thấy thị trường cho các sản phẩm thay thế thịt, trứng, sữa và thủy sản sẽ đạt 290 tỷ USD đến năm 2035.
Nhu cầu người tiêu dùng đối với các sản phẩm thực phẩm nguồn gốc thực phẩm đến từ cùng các yếu tố như thực phẩm hữu cơ, bao gồm các lo ngại về sức khỏe, môi trường và đạo đức. Xu hướng này làm giảm nhu cầu đối với các thực phẩm hữu cơ nguồn gốc động vật. Lối sống chay cũng làm giảm nhu cầu thực phẩm hữu cơ nguồn gốc động vật. Nhu cầu người tiêu dùng đối với các sản phẩm hữu cơ đang tăng mạnh và vượt nguồn cung. Thiếu nguồn cung sản phẩm hữu cơ sẽ dẫn tới khan hiếm và giá cao, đồng thời dẫn tới nhiều trường hợp giả mạo thực phẩm thông thường được dán nhãn hữu cơ.
Cánh cửa mở rộng cho các sản phẩm nông sản hữu cơ
Người tiêu dùng đang dần nhận ra tầm quan trọng của các sản phẩm hữu cơ đối với môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái bền vững. Các nghiên cứu cho thấy tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ là một xu hướng kéo dài và tăng trưởng mạnh trong những năm tới. Đây là cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy sản xuất nông sản hữu cơ, giành lầy thị phần trong nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm hữu cơ.
Theo thống kê, năm 2021, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đạt hơn 174.000ha (tăng 47% so với năm 2016), đứng thứ 9/10 nước có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất tại châu Á. Trong đó, diện tích đất làm nông hữu cơ là hơn 63.000ha, diện tích đất thủy sản hữu cơ là hơn 100.000ha, diện tích cho nông sản hữu cơ thuận tự nhiên là hơn 12.000ha. Số nhà sản xuất nông sản hữu cơ đạt hơn 17.000 đơn vị, 555 nhà chế biến, 60 nhà xuất khẩu,…
Dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ đang được triển khai mạnh mẽ, dần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất nông nghiệp hữu cơ tương đương các nước phát triển trên thế giới. Mục tiêu đến năm 2030 của Việt Nam là tăng diện tích đất hữu cơ cho sản xuất hữu cơ lên khoảng 2,5 – 3% tổng diện tích đất nông nghiệp, giá trị sản phẩm trên mỗi ha đất hữu cơ cao gâp 1,5 – 1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ.
Theo các chuyên gia, các định hướng, hướng dẫn và chính sách hiện hành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ đang rất hoàn thiện và cởi mở, vấn đề là cách tổ chức và triển khai. Với nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông sản hữu cơ, ông Bùi Hồng Quân, phó chủ tịch hội đồng giám đốc của Vinamit, cho biết để phát triển nông nghiệp hữu cơ, điều quan trọng là các doanh nghiệp cần giữ uy tín, tuần thủ các cam kết về chất lượng và thiết kế. Ông Nguyễn Quốc Toản, cục trưởng Cục Chế biến nông sản và Phát triển thị trường thuộc Bộ NNPTNT, cho rằng các sản phẩm nông sản hữu cơ là phân khúc có giá trị về nhu cầu thị trường, định vị thương hiệu. Ngoài ra, các sản phẩm hữu cơ mang giá trị bền vững môi trường, trách nhiệm bảo ệ mọi người và chia sẻ trách nhiệm đối với tăng trưởng xanh của ngành nông nghiệp. Ông cũng thừa nhận những khó khăn mà nông nghiệp hữu cơ phải vượt qua, ví dụ như xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm hữu cơ; các điều kiện sản xuất hạn chế về khả năng mở rộng quy mô; tính hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành để đi xa hơn. Do đó, cần phải nhận thức về sản xuất, tiêu dùng và chia sẻ thông tin. Chìa khóa là khả năng truy xuất nguồn gốc, tính minh bạch và số hóa các sản phẩm chữu cơ.
Theo VNS
Bình luận