Đường

Ngành đường đặt mục tiêu khôi phục sản lượng mía đường

0

Ngành mía đường Việt Nam kỳ vọng tiếp tục đạt tăng trưởng sản lượng trong niên vụ 2022-23 nhờ tình hình sản xuất khả quan và chính sách thuế hiệu quả trong quản lý nhập khẩu đường.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tổng diện tích mía đường ước đạt 151.305ha trong niên vụ 2022-23. Sản lượng mía đường cho chế biến ước đạt khoảng 8,76 triệu tấn, năng suất trung bình đạt 66,2 tấn/ha. Sản lượng đường từ mía đường là 870.930 tấn, tăng hơn 124.000 tấn so với niên vụ 2021-22. Bên cạnh đó, dự báo tích cực này được cho là nhờ áp dụng các chính sách phòng vệ thương mại đối với mốt ố sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar và Malaysia trong vòng 5 năm. Trong niên vụ 2022-23, chỉ 24 nhà máy chế biến đường dự kiến còn hoạt động, tương đương số lượng nhà máy đang hoạt động trong niên vụ 2021-22, với tổng công suất thiết kế 122.200 tấn mía đường/ngày.

Trong niên vụ hiện nay, theo các doanh nghiệp chế biến đường, để đảm bảo phát triển bền vững, ngành đường Việt Nam cần củng cố và phát triển liên kết trong chuỗi sản xuất mía đường. “Các doanh nghiệp cũng cần hợp tác để xây dựng một thị trường đường lành mạnh. Các biện pháp phòng vệ thương mại các sản phẩm đường không chỉ ngăn chặn bán phá giá và trợ cấp mà còn bình ổn thị trường”, theo ông Nguyễn Văn Lộc, chủ tịch Hiệp hội Đường Việt Nam. Ngoài ra, cần phải khiến thị trường minh bạch trong phân tích chỉ số chữ đường (commercial cane sugar - CCS) và đánh giá loại bỏ tỷ lệ tạp chất của đường trong các nhà máy, để mang tới lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp.

Trước đây, Việt Nam có hơn 300.000ha đất trồng mía đường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hơn một nửa diện tích trồng mía đã được chuyển đổi snag các cây trồng khác. Do đó, mía đường và ngành đường cần khôi phục diện tích trồng mía nguyên liệu lên 250.000ha vào năm 2025 và 300.000ha vào năm 2028. Để đạt các mục tiêu phát triển này, Hiệp hội Mía đường Việt Nam khuyến nghị Bộ NNPTNT ưu tiên cấp vốn cho nghiên cứu các giống mía đường mới và triển khai các dự án mía đường tại các khu vực sản xuất mía đường chính.

Hiệp hội đề xuất bổ sung mía đường vào danh sách cây trồng đủ điều kiện nhận bảo hiểm do thiên tai gây thiệt hại cho nông dân. Hiệp hội cũng yêu cầu chính phủ và bộ ngành hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý khả năng truy xuất nguồn gốc quốc gia cho các sản phẩm đường. Hệ thống này có thể quản lý và xác định các sản phẩm đường gian lận và buôn lậu được tiêu thụ trên thị trường. Hiệp hôi cho rằng ngăn chặn các sản phẩm gian lận và giả mạo cần sự tham gia và hợp tác giữa tất cả các thành viên hiệp hội để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động này.

Theo Hiêp hội, trong niên vụ 2021/22, tổng sản lượng nguyên liệu thô cho chế biến đạt khoảng 7,5 triệu tấn mía đường, tăng 11,6% so với niên vụ 2020-21. Khoảng 24 nhà máy đã chế biến 949.219 tấn đường, bao gồm 746.899 tấn mía đường nội địa và phần còn lại là nhập khẩu đường thô. Trong niên vụ 2021-22, giá mía đường nguyên liệu tăng khoảng 100.000 – 150.000 đồng/tấn với niên vụ trước, giúp thu hút nông dân quay trở lại với sản xuất mía đường, giup tăng năng suất mía đường. Do đó, mặc dù diện tích trồng mía đường giảm, sản lượng mía đường tương đương niên vụ trước. Tổng diện tích trồng mía trên cả nước năm 2021 là 166.902ha, giảm từ mức 185.455ha trong năm 2020. Năng suất mía đường trung bình tại Việt Nam là 64,5 tấn/ha trong năm 2021, tăng 2,5%/năm.

Theo Vietnam News

Admin

Sản lượng mía đường Thái Lan thấp hơn dự báo

Bài trước

Rabobank dự báo sản lượng cà phê, sản lượng mía đường tại Brazil tăng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường