Rau quả

Lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc giữa những lo ngại về giả mạo

0

Chưa đầy 2 tháng sau khi Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc ngày 17/9, Việt Nam xuất khẩu lô sầu riêng đầu tiên sang thị trường này qua các kênh chính ngạch, theo truyền thông Việt Nam đưa tin. Lễ khởi hành và đồng hành diễn ra chỉ vài ngày sau khi có những báo cáo cho rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các vùng trồng và cơ sở đóng gói giả mạo, biến hóa thành trái cây đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc, khiến nhiều nhà chức trách Việt Nam phải nhanh chóng khẳng định với phía Trung Quốc rằng Việt Nam nghiêm túc tuân thủ nghị định thư về chất lượng và an toàn thực phẩm mà hai bên đã thỏa thuận.

Gần 100 tấn sầu riêng trong lô hàng thử nghiệm được trồng tại tỉnh Đăk Lăk, tỉnh trồng sầu riêng lớn thứ hai Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250k, tại vùng Tây Nguyên. Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày 27/7 thông báo Trung Quốc chỉ cho phép sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này qua các kênh chính ngạch, khiến nhân viên tại 5 nhà xuất khẩu góp hàng trong lô hàng thử nghiệm đầu tiên phải làm việc thêm giờ để dán thông tin vùng trồng được cấp phép và cơ sở đóng gói đăng ký lên trái sầu riêng trước khi giao hàng.

Trước đây, một lượng lớn sầu riêng Việt Nam tìm đường vào Trung Quốc qua các kênh tiểu ngạch như tái xuất thông qua Thái Lan hoặc xuất qua các cửa khẩu đường bộ theo cơ chế nhập khẩu biên mậu. Cơ chế thương mại biên mậu của Trung Quốc ban đầu nhằm kích thích kinh tế cho các cá nhân / pháp nhân nhỏ tại địa phương của các vùng biên giới kém phát triển hơn của Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ chế này sau đó đã biến tướng thành một cách để các nhà xuất khẩu Việt Nam vận chuyển một lượng lớn trái cây sang Trung Quốc mà không phải đi qua quy trình phức tạp và tốn kém mà quy trình xuất khẩu thông thường yêu cầu. Trong trường hợp các trái cây như sầu riêng, thương mại biên mậu và tái xuất cũng được phép xuất khẩu sang Trung Quốc đối với những loại trái cây chưa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép thông quan qua các kênh chính ngạch.

Việc Việt Nam quá phụ thuộc vào thương mại biên mậu bắt đầu lộ rõ vào đầu năm 2019, khi Trung Quốc tăng cường kiểm tra và thực thi các quy định đối với trái cây Việt Nam vào Trung Quốc qua thương mại biên mậu. Sau khi đại dịch viruscorona nổ ra, các đợt đóng cửa tạm thời và các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt mà phía Trung Quốc đặt ra ngày càng chồng chất gánh nặng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam và góp phần làm giảm mạnh giá sầu riêng lẫn nhiều trái cây khác tại Việt Nam.

Trong khi việc Trung Quốc mở cửa cho sầu riêng Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này là tin đáng hoan nghênh, phương thức xuất khẩu này lại rất khó khăn và đắt đỏ. Người trồng, các nhà chế biến và các nhà xuất khẩu phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm mà các nghị định thư xuất khẩu xong phương đã ký với Trung Quốc đề ra, như phát triển các kế hoạch trồng theo tiêu chuẩn GAP và triển khai các biện pháp ngăn ngừa vật hại khắt khe. Tất cả các vùng trồng và các cơ sở đóng gói muốn sản xuất trái cây để xuất khẩu sang Trung Quốc đều được yêu cầu nộp hồ sơ lên Tổng cục Hải quan Trung Quốc để được cấp phép pháp nhân đủ điều kiện xuất khẩu và phải trình báo thông tin đăng ký trên bao bì sản phẩm.

Tuy nhiên, một số nhà vườn và nhà xuất xuất liều lĩnh tại Việt Nam rõ ràng đã hy vọng có thể trục lợi từ thương mại chính ngạch mà không phải chịu thêm các chi phí bổ sung. 51 mã vùng trồng được phê duyệt đã đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc chỉ có năng lực sản xuất xấp xỉ 68.000 tấn sầu riêng hàng năm, nhưng sản lượng hàng năm mà các doanh nghiệp báo cáo trong các khu vực có mã vùng trồng này đã chạm mức 1,3 triệu tấn, theo truyền thông Việt Nam đưa tin. Theo một bài báo trên Vietnamnet Global, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đã chủ trì một hội nghị ngày 13/9 về xác quyết cam kết của Bộ trong chống lại xuất khẩu sầu riêng gian lận.

“Không kiểm soát và tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản trong nghị định thư đã ký giữa Việt Nam và Trung Quốc thì sẽ dẫn tới gian lận”, bài báo nhấn mạnh. “Qua đó, chất lượng hàng hóa không được đảm bảo và vi phạm các quy định xuất khẩu vẫn trót lọt. Tình trạng này sẽ gây tổn hại chou y tín của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới”. Bên cạnh thiệt hại về uy tín, các sản phẩm giả mạo và kiểm dịch hoặc các vấn đề chất lượng có thể dẫn tới khả năng Tổng cục Hải quan Trung tạm ngừng toàn bộ hoặc một phần nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam.

Nếu Việt Nam có thể hoạt động tốt theo đánh giá của phía đối tác và duy trì các kênh xuất khẩu chính ngạch mở cửa thì đây có thể là cơ hội rất tốt cho ngành sầu riêng Việt Nam: sầu riêng là loại trái cây tươi có giá trị nhập khẩu cao nhất của Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới, với kim ngạch 822.000 tấn, trị giá 4,21 tỷ USD trong năm 2021. Cho tới thời gian gần đây, Thái Lan là nước cung cấp gần như toàn bộ lượng sầu riêng mà Trung Quốc nhập khẩu hàng năm khi nước này là nước duy nhất được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc trước khi Việt Nam được cấp phép, trong bối cảnh sản lượng sầu riêng Trung Quốc rất thấp.

Theo Produce Report

Admin

Tổ yến Việt Nam gặp khó khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Bài trước

Dự báo xuất khẩu dừa đạt 1 tỷ USD trong năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả