0

Theo người phát ngôn chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana, Thái Lan và Việt Nam đang tìm cơ hội hợp tác để nâng giá gạo lẫn vị thế đàm phán trên thị trường thế giới.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Việt Nam Trần Thanh Nam đã nhóm họp với các nhà chức trách Bộ Nông nghiệp và HTX Thái Lan để thảo luận một khuôn khổ hợp tác. Hai bên thảo luận hàng loạt các vấn đề bao gồm củng cố an ninh lương thực để tăng giá trị nông sản và trao quyền cho các HTX nông nghiệp tại cả hai nước, ông Thanakorn cho hay. Thái Lan đã được công nhận cho các HTX nông nghiệp và các sản phẩm One Tambon One Product (Otop) và Việt Nam sẽ gửi các đoàn khảo sát để nghiên cứu các HTX tại Thái Lan, ông cho biết thêm. Các chủ đề đề khác bao gồm hỗ trợ nông dân để sử dụng các thiết bị chuyên biệt thay vì lao động thủ công, tập huấn nông dân và các HTX về vệ sinh an toàn thực pharma, theo ông Thanakorn cho biết các cuộc thảo luận nhằm bàn về việc 2 nước xuất khẩu gạo lớn nâng giá gạo để tăng thu nhập cho nông dân và củng cố vị thế đàm phán trên thị trường thế giới sau hơn 20 năm duy trì giá thấp.

Thái Lan cũng đề xuất Việt Nam hỗ trợ thành lập Hội đồng Cao su ASEAN để tăng cường hợp tác và hỗ trợ ngành cao su. Hơn nữa, Việt Nam cũng được yêu cầu xúc tiến việc cấp phép nhập khẩu xoài và chôm chôm từ Thái Lan theo thỏa thuận giữa hai nước vào năm 2016, cũng như nhập khẩu thịt gà và trứng từ Thái Lan. Hai bên đã đồng thuận rằng các vấn đề này sẽ được thảo luận sâu hơn trong cuộc họp về vệ sinh an toàn thực phẩm, ông Thanakorn cho hay. Gai bên cũng đồng thuận về tăng cường hợp tác về logistics nông sản để đảm bảo vận chuyển an toàn các sản phẩm dễ hư thối trên đường bộ và trên biển giữa Thái Lan, Lào và Việt Nam sang Trung Quốc và các nước khác, theo ông Thanakorn.

Ông cho biết thêm Thủ tướng Thái Lan Minister Prayut Chan-o-cha đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường các nỗ lực để thúc đẩy xuất khẩu gạo Thái Lan. Do đại dịch COVID-19 đã bớt căng thẳng, xuất khẩu gạo Thái Lan đang hưởng lợi từ nhu cầu tăng vọt trên thị trường toàn cầu và đồng Baht yếu đi, giúp giá gạo Thái Lan trở nên hấp dẫn hơn. Người phát ngôn chính phủ Thanakorn cho biết chính phủ Thái Lan đang kêu gọi người dân tham dự Thaifex-Anuga Asia 2022 "The Hybrid Edition", hội thợ thương mại thực phẩm và đồ uống lớn nhất châu Á. Hội chợ thương mại tổ chức tại Impact Muang Thong Thani kết thúc vào thứ 7 và nhằm gây dựng niềm tin, đồng thời củng cố vị thế của Thái Lan là trung tâm nông sản và thực phẩm chất lượng cao của thế giới. Ông Alongkorn Ponlaboot, nhà tư vấn tại Bộ Nông nghiệp và HTX, cho rằng giá gạo trên thị trường thế giới đã dao động ở mức thấp, khoảng 300 – 400 USD/tấn trong hơn 20 năm qua, trong khi chi phí sản xuất liên tục tăng. Nếu Thái Lan và Việt Nam – hai nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới, hợp tác để nâng giá gạo thì sẽ có thêm quyền đàm phán để kiểm soát thương mại gạo toàn cầu và nông dân sẽ có thu nhập tăng.

Ông Chookiat Ophaswongse, chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, không đồng ý, cho rằng xuất khẩu gạo là tự do thương mại liên quan đến cạnh tranh toàn cầu và không ai nên cố gắng quyết định giá. Gạo là hàng hóa dễ hỏng và không thể bảo quản dài ngày, có khả năng còn làm tăng chi phí bảo quản, ông cho biết. Theo thời gian, giá gạo sẽ giảm và đó là các hạn chế cho bất cứ ai muốn đẩy giá cao hơn. Ấn Độ là một nước xuất khẩu gạo lớn khác với kim ngạch lên tới hơn 20 triệu tấn, so với chỉ 6 triệu tấn gạo từ mỗi nước Thái Lan và Việt Nam. “Nếu Thái Lan và Việt Nam bắt tay nâng giá gạo, điều gì sẽ xảy ra nếu các nước khách thích ứng bằng cách mua gạo từ Ấn Độ và các nước xuất khẩu gạo khác như Campuchia, Myanmar và Pakistan?”, ông Chookiat lên tiếng.

Theo Bangkok Post

Admin

Văn bản Chính sách số 1 ưu tiên phát triển nông thôn và an ninh lương thực trong năm 2024

Bài trước

Chính phủ Ấn Độ không xem xét đề xuất dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu lúa mì, gạo và đường

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc