Thực phẩm và Đồ uống

Lạm phát giá thực phẩm đẩy các thị trường mới nổi vào thế khó

0

Giống như hàng triệu người tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi trên khắp thế giới đang đối diện với thực tế là mua thực phẩm thiết yếu từ một việc cần thiết hàng ngày trở thành một hoạt động xa xỉ đối với Selcuk Gemici.

Người đàn ông 49 tuổi hiện đang làm cho một xưởng sửa chữa ô tô tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ và sống cùng vợ, hai con tại nhà bố mẹ ông, cho biết rau quả thường nằm ngoài khả năng chi trả của ông, và gia đình ông chủ yếu ăn mỳ ống, bulgur và các loại đậu. “Tất cả mọi thứ đều quá đắt đỏ, chúng tôi không thể mua và ăn những gì chúng tôi muốn – chỉ có thể mua những gì chúng tôi có thể chi trả”, ông Gemici cho hay. “Trẻ con nhà tôi không đủ dinh dưỡng”.

Giá thực phẩm toàn cầu tăng mạnh trong 2 năm, chủ yếu do gián đoạn COVID-19 và bất lợi thời tiết. Các cú shock nguồn cung ngũ cốc và dầu mỏ từ cuộc tấn công của Nga vào  Ukraine đã đẩy giá các hàng hóa này tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 2 và ngay sau đó phá vỡ kỷ lục đó trong tháng 3. Tốc độ lạm phát tăng vọt, giá năng lượng lại càng gây sức ép mạnh. Thổ Nhĩ Kỳ hay Argentina với lạm phát hàng năm lên tới 70% và khoảng 60% là những ngoại lệ đáng chú ý, nhưng các nước khác như Brazil và Hungary cũng bước vào giai đoạn lạm phát hai con số. Điều này khiến mức lạm phát 8,3% của Mỹ có vẻ nhỏ bé.

Giá thực phẩm tăng là chủ đề nóng trên các thị trường mới nổi, làm gia tăng rủi ro bạo loạn dân sự với những ký ức về mùa xuân Arab và đẩy các nhà làm chính sách vào thế buộc phải cân nhắc giữa các hỗ trợ tài khóa để giảm thiểu khó khăn cho người dân hay duy trì sự lành mạnh tài chính công. Thực phẩm là phân khúc hàng hóa lớn nhất trong rổ lạm phát  - chiếm gần một nửa tại các nước như Ấn Độ hay Pakistan và chiếm trung bình khoảng 40% tại các nước thu nhập thấp, theo dữ liệu ÌMF. Các nhà sản xuất thực phẩm ngày càng được bảo vệ: Ấn Độ vào cuối tuần trước đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ trong khi Indonesia tạm ngừng xuất khẩu dầu cọ để kiểm soát giá tăng vọt trên thị trường nội địa vào cuối tháng 4.

Và với cuộc chiến tại Ukraine không chỉ làm gián đoạn nguồn cung thực phẩm mà còn cả nguồn cung phân bón, lạm phát thực phẩm có thể kéo dài hơn. Theo lãnh đạo mảng nghiên cứu thị trường mới nổi toàn cầu tại BNP Paribas, “giá thực phẩm đang tăng rõ rệt và nhận thức về lạm phát đang trở nên ngày càng căng thẳng hơn – khiến các dự báo về lạm phát trở nên vững chắc hơn”.

Điểm nóng

Đối với Um Ibrahim, một quả phụ 60 tuổi buôn bán trên hè phố chuyên bán khăn đội đầu trước quảng trường tại quận trung lưu Madinet Nasr tại thủ đô Cairo của Ai Cập, nuôi 4 đứa trẻ đang trở nên ngày càng khó khăn. “Giá tất cả hàng hóa đều tăng – quần áo, rau, gia cầm, trứng – tôi phải làm gì bây giờ?” bà cảm thán. Ai Cập, một trong những nước nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, ghi nhận lạm phát tăng vọt lên hơn 13% trong tháng 4, và dự báo sẽ phải tăng lãi suất trở lại trong cuộc họp tuần này sau khi đồng tiền bị hạ giá tứi 14% vào giữa tháng 3.

Các nhà làm chính sách thị trường mới nổi, đã nâng lãi suất thêm hàng trăm điểm cơ bản tích lũy từ năm 2020 tới nay để kìm hãm áp lực gia và đảm bảo lợi tức trái phiếu Mỹ cho các nhà đầu tư, đang nỗ lực cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và giữ tăng trưởng mong manh vào thời điểm lãi suất toàn cầu tăng vọt. Các nền kinh tế mới nổi có thể tăng trưởng chỉ 4,6% trong năm 2022, theo dự báo của WB, so với dự báo 6,3% trước đó.

Polina Kurdyavko, lãnh đạo mảng nợ tại BlueBay Asset Management, cho biết các chính phủ có 3 lựa chọn: Tăng trợ cấp cho người tiêu dùng hoặc ngậm đắng nuốt cay để giá tăng và đối mặt với lạm phát  và bạo loạn xã hội hoặc một động thái nào đó ở giữa. “Không có giải pháp nào dễ dàng”, bà Kurdyavko cho hay. Hàng loạt các nước đang triển khai các biện pháp: Thổ Nhĩ Kỳ đã nâng lương tối thiểu thêm 50% vào tháng 12 để giải quyết vấn đề sụp đổ tiền tệ và lạm phát tăng vọt. Chính phủ Nam Phi đang tranh cãi liệu nên tăng chương trình ổn định xã hội triển khai trong năm 2020 và triển khai cơ chế này lâu dài.

Các nhà kinh tế lo ngại các nền kinh tế mới nổi đang đối mặt với một làn sóng hỗn loạn mới với nền tảng là giá thực phẩm tăng. Bắc Phi, nơi lạm phát thực phẩm là yếu tố góp phần tạo nên cuộc nổi dậy mùa xuân Arab một thập kỷ trước, có vẻ đặc biệt dễ tổn thương, theo Beata Javorcic, nhà kinh tế trưởng tại European Bank for Reconstruction and Development. " Điểm nực cười của cuộc chiến này là trong khi tất cả đều dự báo rằng Nga sẽ xảy ra khủng hoảng, thì thực tế các nước Bắc Mỹ đang cận kề với tình trạng khẩn cấp hơn do giá thực phẩm cao”, bà cho biết. Nhưng tương lai còn khắc nghiệt hơn: 3/4 các nước dự báo đang ở rủi ro rất cao về bạo loạn xã hội đến quý 4/2022 là các nước thu nhập trung bình, theo nhà tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft.

Giảm bớt áp lực lạm phát thông qua chi tiêu sẽ đi kèm với chi phí tài khóa và rủi ro nghiêm trọng hơn trong tương lai, theo Carvalho của BNP. “Trên các thị trường mới nổi, các lỗi tài khóa được tha thứ nhưng sẽ không bị quên lãng”, ông cho biết. “Trong vài năm qua, tất cả đều cảm thấy như họ đang có một tờ séc trắng một phần vì lãi suất trước đó quá thấp. Nay lãi suất đang tăng và mọi thứ đều trở nên khó khăn hơn”.

Theo Reuters

Admin

Nguồn cung chè của Anh đối mặt với sự gián đoạn do khủng hoảng Biển Đỏ

Bài trước

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc