0

Sau khi Việt Nam áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam chạm mức thấp nhất trong 4 năm vào quý 1/2022, giúp tăng tốc khôi phục ngành đường nội địa.

Trong quý 1/2021, Thái Lan xuất khẩu 199.780 tấn đường sang Việt Nam. Ngày 15/6/2021, Bộ Công thương Việt Nam bắt đầu áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng này, đẩy kim ngạch xuất khẩu đường Thái Lan sang Việt Nam xuống chỉ còn 33.682 tấn trong quý 1/2022. Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) bao cáo cho biết sản lượng ép mía đến cuối tháng 4/2022 là 6,4 triệu tấn, sản lượng đường đạt 662.530 tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Các nhà sản xuất đường nội địa cũng ghi nhận lợi nhuận tốt hơn. Đặc biệt, doanh nghiệp dẫn đầu ngành là CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa đạt lợi nhuận sau thuế 648 tỷ đồng, tương đương 28,3 triệu USD) trong giai đoạn từ tháng 7/2021 – 3/2022, tăng 35% so với cùng kỳ 9 tháng trước đó. CTCP Đường Sơn La cũng có lợi nhuận sau thuế hơn 125 tỷ đồng, tăng 43% trong cùng kỳ so sánh. CTCP Đường Quảng Ngãi thu về khoảng 176 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 9% trong cùng kỳ so sánh. CTCP Đường Lam Sơn đạt lợi nhuận sau thuế 20 tỷ đồng, tăng gần 3 lần trong cùng kỳ so sánh.

Tuy nhiên, các chuyên gia ngành cho rằng vẫn còn quá sớm để ăn mừng sự phục hồi này do các tay buôn lậu bắt đầu vận chuyển đường Thái Lan vào Việt Nam thông qua Lào và Campuchia, đặt ra mối đe dọa mới cho đường nội địa. Theo Cơ quan Quản lý Thị trường tỉnh Long An, biên lậu đường qua biên giới tăng liên tục từ đầu năm 2022 tới nay. Cơ quan này đã phát hiện và thu giữ 51,3 tấn đường buôn lậu trong quý 1, nhưng lo ngại rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều.

Đồng thời, VSSA báo cáo cho biết kim ngạch đường nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam tăng gấp đôi trong quý 1, đạt 319.468 tấn. “Sự bùng nổ này không chỉ nhờ lợi thế cạnh tranh mà còn nhờ ưu đãi thuế 5% theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA). VSSA ước tính thị trường đường sẽ không thiếu hụt trong tháng 5 và các tháng sau đó do nguồn cung dồi dào và nhu cầu ổn định. Đường nhập khẩu sẽ tiếp tục có lợi thế so với đường nội địa.

Theo báo cáo từ công ty chứng khoán Mirae Việt Nam, tiêu thụ đồ uống có đường sẽ quay trở lại mức trước đai dịch trong năm 2022 nhờ mở cửa du lịch vào giữa tháng 3 vừa qua, mang đến nhu cầu mới cho ngành đường. Tuy nhiên, sự phục hồi sẽ chậm chạp do các hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine làm bùng lên lạm phát. Công ty chứng khoán này dự báo giá đường nội địa sẽ tăng trong năm 2022 do giá mía tăng và sản lượng đường giảm.

Theo VNS

Admin

Bộ Công thương rà soát doanh nghiệp xuất khẩu mới liên quan tới lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với đường

Bài trước

Rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh chính sách phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường