0

Ngày 6/3/2022, chủ tịch Tập Cận Bình đã trình bày cách tiếp cận mới mang tên “Greater Food Approach” tại một hội nghị tham vấn chính trị cấp quốc gia. Chương trình này sẽ có tác động lớn tới triết lý của ngành nông nghiệp tại Trung Quốc, bao gồm ngành thủy sản.

Trước đây, Trung Quốc luôn nhấn mạnh vai trò cung cấp đủ thực phẩm cho hơn 1,4 tỷ người – 20% dân số thế giới chỉ với tỷ trọng 9% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, cách tiếp cận Greater Food nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển đa dạng các loại thực phẩm, bổ sung các yếu tố đa dạng và dinh dưỡng thực phẩm vào nghị trình.

Một số yếu tố liên quan đến Greater Food Approach bao gồm:

  • Thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người dân về đời sống tốt hơn, nắm bắt những thay đổi trong cấu trúc tiêu dùng thực phẩm của người dân;
  • Đảm bảo nguồn cung ngũ cốc và đủ nguồn cung thịt, rau, trái cây và các sản phẩm thủy sản. Không sản phẩm nào trong số các thực phẩm này được thiếu hụt;
  • Bảo vệ hệ sinh thái và môi trường, chuyển dịch trọng tâm từ đất nông nghiệp sang các nguồn lực đất trên phạm vi cả nước để phát triển, cùng với những điều kiện cụ thể, sản xuất ngũ cốc, kinh doanh nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp;
  • Triển khai cấu trúc sản xuất và bố trí khu vực cho sản xuất nông nghiệp hiện đại tương ứng với nhu cầu thị trường và tính bền vững;
  • Thu hoạch thực phẩm từ rừng, ao hồ và đại dương, khai phá các nguồn lực sinh học ngoài các cây trồng, vật nuôi và gia cầm truyền thống;
  • Thúc đẩy cải cách cơ cấu nguồn cung trong nông nghiệp, tận dụng nhiều phương tiện để phát triển và sản xuất đa dạng các loại thực phẩm, đạt cân đối cung – cầu thực phẩm; và
  • Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng đa dạng của người dân.

Cách tiếp cận mới này mang tới những hàm ý quan trọng cho ngành khai thác – nuôi trồng thủy sản:

Đầu tiên, cách tiếp cận này nhấn mạnh rằng nguồn cung thực phẩm sẽ phản ánh thay đổi về nhu cầu tiêu dùng và cấu trúc thực phẩm. Là một nguồn cung cấp protein, tiêu dùng thủy sản trên đầu người tại Trung Quốc liên tục tăng, chạm mức 45,48 gram/người/ngày tại khu vực thành thị và 28,22 gram/người/ngày tại khu vực nông thôn. Biểu đồ dưới đây cho thấy tiêu dùng thịt lợn đã giảm dần từ năm 2018, và tiêu dùng nói chung đang trở nên ngày càng đa dạng trong những năm gần đây.

Thứ hai, cách tiếp cận này mở rộng việc bảo vệ đất ở các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác, khuyến khích sử dụng đất theo hướng bảo vệ tự nhiên và đáp ứng nhu cầu thị trường. Đối với ngành thủy sản tại Trung Quốc, tỷ lệ sản lượng thủy sản nuôi trồng : khai thác là 80:20. Sản lượng thủy sản phụ thuộc nặng nề vào sản lượng nuôi trồng và nguồn cung đất là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Năm 2016, Trung Quốc đề ra sáng kiến khoanh vùng mới cho nuôi trồng thủy sản đến năm 2030. Theo chính phủ Trung Quốc, 1.555 hạt đã tổng hợp và công bố cácasquy hoạch. Nguồn cung đất cho nuôi trồng thủy sản ước đạt 23 triệu ha. Với sự mở rộng của thành thị và tranh chấp sử dụng đất nông nghiệp. đảm bảo đủ nguồn cung đất cho nuôi trồng thủy sản trở thành một vấn đề quan trọng.

Thứ ba, cách tiếp cận này nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách cấu trúc nguồn cung. Khái niệm này đưa ra vào năm 2015, nhấn mạnh chất lượng thay vì quy mô. Các nhà sản xuất và chế biến ở vị thế cung ứng cần nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện hiệu quả sản xuất thông qua các thay đổi về thể chế, áp dụng quy trình sản xuất xanh và bền vững, cân nhắc tới những xu hướng tiêu dùng nổi bật. Chính sách đa dạng hóa sản phẩm này đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và có kết nối tốt hơn giữa sản xuất và tiêu thụ.

Theo FAO Globefish

Admin

Trung Quốc tìm cách tăng sản lượng lương thực bằng kế hoạch canh tác thông minh 5 năm

Bài trước

Nguồn cung thực phẩm chính toàn cầu năm 2024 sẽ căng thẳng do thời tiết khô hạn, chính sách hạn chế xuất khẩu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách