Gỗ

Tác động của cuộc chiến Nga – Ukraine lên ngành gỗ Việt Nam

0

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam hiện đang đối mặt với những khó khăn và thách thức mới do cuộc chiến Nga – Ukraine kéo dài.

Chuỗi cung ứng gián tiếp

Nga và Ukraine không phải là các đối tác chính trong xuất nhập khẩu các sản phẩm gỗ từ Việt Nam. Năm 2021, nhập khẩu gỗ từ Nga của Việt Nam chỉ khoảng 55 triệu USD – chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 2% trong tổng giá trị nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ Việt Nam sang thị trường Nga thậm chí còn chiếm tỷ trọng thấp hơn. Năm 2021, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Nga chỉ đạt khoảng 7,3 triệu USD, tương dương 0,05% trong tổng giá trị xuất khẩu gỗ và nội thất gỗ của Việt Nam ra thị trường thế giới. Xuất nhập khẩu gỗ của Việt Nam với thị trường Ukraine cũng rất nhỏ.

Mặc dù thị trường xuất khẩu gỗ sang Nga và Ukraine ở mức thấp, cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn gây ra nhiều lo ngại cho các doanh nghiệp gỗ trong nước. Đầu tiên là nguồn cung nguyên liệu. Mặc dù Việt Nam không phải là nước trực tiếp nhập khẩu nhiều gỗ nguyên liệu từ Nga nhưng gián tiếp nhập một lượng không nhỏ thông qua các thị trường trung gian. Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất từ Nga, với kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ hàng năm của Nga. Sau khi nhập khẩu từ Nga, các doanh nghiệp gỗ Trung Quốc sau đó sẽ chế biến và xuất khẩu sang các thị trường khác, bao gồm Việt Nam. Trong nhiều năm, gỗ nguồn gốc từ Nga đã được nhập khẩu vào Việt Nam qua Trung Quốc, chủ yếu dưới hình thức các sản phẩm gỗ xẻ và ván gỗ, chiếm một lượng lớn kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Trung bình hàng năm Việt Nam nhập khẩu hơn 70.000m3 gõ xẻ và gần 200.000m3 ván gỗ từ Trung Quốc, bao gồm gỗ bạch dương, phong vàng, sồi và thông, xuất xứ từ Nga. Năm 2021, ván gỗ từ gỗ bạch dương nhập khẩu vào Việt Nam đạt hơn 120.000m3, chiếm 89% tổng kim ngạch nhập khẩu ván gỗ vào Việt Nam trong năm 2021. Ngành gỗ Việt Nam quá phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc và Nga nên cuộc xung đột hiện nay có thể kéo tới những hệ quả nghiêm trọng,

Theo ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Trung Quốc hiện là một trong những thị trường quan trọng nhất cho ngành gỗ Việt Nam, cùng với Mỹ và EU, về cả cung và cầu. Trung bình hàng năm, giá trị thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc về các sản phẩm gỗ lên tới khoảng 2 tỷ ÚSD, với cán cân thương mại có lợi cho Việt Nam. Tuy nhiên, thặng dư thương mại đang giảm dần khi giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có dấu hiệu giảm từ năm 2020 tới nay, trong khi giá trị nhập khẩu các sản phẩm gỗ vào Việt Nam tăng rất mạnh. Tuy nhiên, phần lớn nguyên liệu thô cho ngành gỗ mà các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc lại đến từ Nga.

Thiếu hụt nguồn cung

Nga là một trong những nước có diện tích rừng tự nhiên cực lớn, khoảng 815 triệu ha, gấp gần 60 lần diện tích rừng hiện tại của Việt Nam. Sản lượng gỗ khai thác hàng năm của Nga là khoảng 200 triệu m3, tương đương 10% nguồn cung toàn cầu.

Hàng năm, Nga xuất khẩu khoảng 15 triệu m3 gỗ tròn, chiếm 12% tổng nguồn cung gỗ tròn toàn cầu. Nga cũng là nhà cung cấp gỗ xẻ lớn nhất thế giới và xếp thứ 7 về xuất khẩu các sản phẩm gỗ. Trong năm 2021, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Nga dạt khoảng 12,3 tỷ USD, chủ yếu là gỗ nguyên liệu. Nga cũng xuất khẩu hơn 30 triệu tấn gỗ tròn và gỗ xẻ hàng năm.

Cuộc xung đột Nga – Ukraine có thể làm giảm nguồn cung gỗ nguyên liệu từ Nga, tạo ra thiếu hụt nguồn cung gỗ nguyên liệu trên phạm vi toàn cầu trong thời gian tới. Trong ngắn hạn, một phần thiếu hụt nguồn cung có thể được bù đăp nhờ tăng nguồn cung hiện tại từ EU và Mỹ. Tuy nhiên, thiếu hụt nguồn cung có thể tạo ra cạnh tranh giữa các nước nhập khẩu gỗ nguyên liệu như Việt Nam. Việt Nam phụ thuộc vào gỗ nguyên liệu nhập khẩu, với khoảng 5 – 6 triệu m3 gỗ tròn hàng năm.

Theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia tại Forest Trends Vietnam, trong thị trường xuất khẩu nội thất của Việt Nam, Nga chỉ chiếm thị phần rất nhỏ. Tuy nhiên, Việt Nam là một nhà xuất khẩu nội thất gỗ lớn, lại phụ thuộc vào gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, thương mại ngành gỗ giữa Việt Nam và Nga nghiêng về phía nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Trung Quốc. Nếu cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài, nguồn cung gỗ từ Nga với nguồn cung hàng năm gần 40 triệu tấn nguyên liệu, sẽ mất đi. Thiếu hụt nguồn cung gỗ nguyên liệu trong khi nhu cầu các sản phẩm gỗ tiếp tục tăng, đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt đối với tất cả các nguồn nguyên liệu.

Cuộc xung đột Nga – Ukraine hiện nay dẫn tới tác động tiêu cực lên các doanh nghiệp gỗ trong nước khi giá nguyên liệu đầu vào bắt đầu tăng. Có thể các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp từ các nước khác về nguồn cung gỗ nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường cung cấp gỗ quan trọng cho Việt Nam như EU và Mỹ. Ngoài ra, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa trên thị trường quốc tế. Thiếu nguồn cung nguyên liệu từ Nga cũng có thể dẫn tới nhu cầu mới với nhiều loại gỗ để thay thế nguồn cung gỗ này trong tương lai.

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Admin

Các nhà xuất khẩu gỗ Việt Nam theo tiêu chuẩn FSC gặp khó

Bài trước

Thiếu nguyên liệu thô đe dọa giá gỗ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ