0

Giá nguyên liệu đầu vào cho các nhà xuất khẩu gỗ Việt Nam đang tăng mạnh, nhưng phần lớn đều đang tắc nghẽn do không có cách nào phù hợp để tăng giá bán theo.

Do các chuỗi cung ứng toàn cầu đều bị tác động bởi sự cố Kênh đào Suez, các vấn đề nguồn cung nguyên liệu thô cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam càng nghiêm trọng. “Giá nguyên liệu thô đã tăng 10 – 25% từ tháng 7/2020, phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu”, theo ông Nguyễn Liêm, tổng giám đốc CTCP Lâm Việt – một nhà sản xuất bàn, ghế gỗ và giường gỗ cho thị trường Mỹ và Anh.

Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NNPTNT ước tính giá trị nhập khẩu gỗ và nguyên liệu ở mức 696 triệu USD trong 3 tháng đầu năm 2021, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020. Giá trị nhập khẩu cao chủ yếu do nhu cầu tăng và giá nguyên liệu thô tăng trong những tháng đầu năm. Các doanh nghiệp Việt Nam đang nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Trung Quốc, Mỹ, Cameroon, Thái Lan và Chile, chiếm khoảng 55% tổng giá trị nhập khẩu gỗ và lâm sản trong 3 tháng đầu năm 2021.

Nhiều nhà giao dịch và chế biến gỗ lo ngại rằng giá nguyên liệu thô sẽ tiếp tục tăng do tác động của sự cố Kênh đào Suez. Dữ liệu từ TigerWood Co., Ltd., công ty chuyên giao dịch gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu có văn phòng tại tỉnh Bình Dương, nhấn mạnh rằng nhiều nguyên nhân dẫn tới diễn biến tăng giá nguyên liệu trong thời gian gần đây. Ví dụ cước phí logistics – bao gồm cước container và cước vận chuyển – đã đẩy giá bán gỗ thông, gỗ dương, gỗ sồi và gỗ tần bì tăng giá khoảng 2 – 3 USD/m3 so với giữa năm 2020. Trong quý 1/2021, nhiều công ty có đơn hàng nhưng thiếu gỗ nguyên liệu cho chế biến nên buộc phải chấp nhạn mua nguyên liệu với mức giá cao. Một số loại gỗ nguyên liệu bị thiếu do giánd doạn nguồn cung từ Trung Quốc và nhiều loại gỗ hiện không tìm được các thị trường thay thế.

CÁc công ty lớn có chiến lược dài hạn đang tăng cường thu mua nguyên liệu thô để sản xuất các đơn hàng lớn, đẩy các công ty nhỏ ra khỏi thị trường nguyên liệu, khiến họ không có đủ gỗ và các nguyên liệu thô khác cho sản xuất.

Gỗ nguyên liệu từ các nguồn lớn, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, giảm do nhu cầu nội địa trên các thị trường này tăng mạnh. Dữ liệu do TigerWood thu thập cho thấy nhu cầu đối với các sản phẩm gỗ nhà bếp và nhà tắm tại châu Âu và Mỹ tăng tới 40% so với năm trước. Đồng thời, việc sửa chữa và cơi nới nhà cửa tăng tới 52%, những lo ngại về an ninh dường như cũng làm tăng nhu cầu đối với sửa chữa ngoại thất và hàng rào, với mức tăng lên tới 166%.

Mỹ tiêu thụ tới một nửa số sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam và người Mỹ vẫn đang tăng mua các sản phẩm nhập khẩu do giá thấp hơn, cùng với thu nhập trên đầu người giảm do tác động của đại dịch – một xu hướng sẽ tiếp tục trong năm 2021 do cuộc khủng hoảng y tế hiện nay vẫn rất phức tạp, theo nhà nghiên cứu tại IBISWorld.

TigerWood cho biết giá nhập khẩu gỗ nguyên liệu chủ yếu tăng do thương mại hàng hóa toàn cầu chậm lại. Đồng thời, nhu cầu container tại Trung Quốc tăng mạnh với sự phục hồi của hoạt động xuất khẩu thúc đẩy nhu cầu tăng thêm. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu Trung Quốc dường như sẵn sàng chi tiêu tiền cho các nhà vận chuyển để đưa container rỗng quay trở lại.  Hiện chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc tới Mỹ cao gần gấp 10 lần so với chiều ngược lại, nên các nhà vận chuyển muốn đưa các container rỗng quay trở lại hơn là hàng hóa, theo Freightos.

Tăng chi phí nguyên liệu đồng vào khiến nhiều nhà sản xuất quy mô vừa và nhỏ phải tăng giá bán sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, những khách hàng của các sản phẩm gỗ Việt Nam như châu Phi và Mỹ, vẫn đang gặp khó kahưn do đại dịch trong khi sức mua tại các thị trường này không tăng. “Tình hình đang cực kỳ khó khăn để đưa ra vấn đề này với khách hàng tại châu Âu và Mỹ vào thời điểm hiện nay”, theo ông Liêm của Lâm Việt cho hay.

Theo ông Liêm, phần lớn khách hàng mua các sản phẩm gỗ Việt Nam ở giá FOB, nghĩa là họ phải chi trả chi phí vận chuyển. Trong khi giá trị hàng hóa trong mỗi container chỉ hơn 10.000 USD, giá container hiện nay đã tăng từ 2.000 USD lên gần 9.000 USD chỉ trong vòng 1 năm. Nếu các nhà sản xuất Việt Nam cũng tính mức tăng giá nguyên liệu vào giá các sản phẩm cuối cùng, khách hàng sẽ ngừng đặt hàng vào một thời điểm nào đó.

Hơn nữa, đối với các nhà giao dịch tại châu Âu hoặc Mỹ, giá đầu vào đã được giữ ổn định trong khoảng 5 năm. Ông Liêm cho hay: “Việc đàm phán lại giá bán vẫn khả thi nếu các công ty Việt Nam đưa ra vấn đề này từ tháng 9/2020”. Tuy nhiên, vị thế đàm phán của các nhà cung cấp Việt Nam đã thay đổi sau những nỗ lực đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư vào ứng dụng các giải pháp công nghệ cao trong sản xuất vận hành. Ông Liêm phát hiện ra ngày càng nhiều khách hàng lớn toàn cầu tìm cách làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp Việt Nam về bán sản phẩm. Họ thường đặt hàng cho dài hạn thay vì chỉ 1 tháng hay 1 quý như những năm trước. “Nhưng chỉ những công ty quy mô lớn mới có vị thế đàm phán mạnh. Các doanh nghiệp nhỏ vẫn phải chấp nhận các đơn hàng hàng quý, thậm chí hàng tháng”, ông cho biết.

Do đại dịch vẫn hoành hành, khả năng cạnh tranh của ngành gỗ Việt Nam vẫn phụ thuộc phần lớn vào các chiến lược trên các thị trường mua bán lớn. Đồng thời, mục tiêu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam năm 2021 đạt 14 tỷ USD vẫn còn xa vời.

Theo VIR

Admin

Khủng hoảng Biển Đỏ gây chậm trễ nghiêm trọng hoạt động giao thương, cước vận chuyển tăng

Bài trước

Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ làm tăng chi phí cho các nhà rang xay cà phê

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ