Thủy sản

Dự báo ngành cá tra Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong năm 2022

0

Các nước đang ráo riết mở rộng hoạt động nuôi cá tra, nâng tổng sản lượng cá tra toàn cầu lên hơn 3 triệu tấn. Trong khi đó, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc đang giảm. Trong năm 2021, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 1,54 tỷ USD, tăng nhẹ so với năm 2020, giúp Việt Nam vững vị trí nước xuất khẩu cá tra hàng đầu thế giới.

Thị trường Mỹ chiếm 22% xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Nhu cầu của Mỹ đối với cá tra tăng vọt sau khi chiến dịch tiêm chủng và gói kích thích kinh tế có các kết quả khích lệ. Các thị trường Braizl và Mexico cũng có tăng trưởng tương đối cao, bù đắp suy giảm xuất khẩu sang Trung Quốc và châu Âu.

Theo tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe, trong năm 2020, cá tra Việt Nam gặp khó khăn khi bị cản đường xuất khẩu sang hàng loạt các thị trường chính. Từ quý 3/2021, làn sóng COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam gây ra nhiều khó khăn cho ngành cá tra. Do đại dịch, chuỗi sản xuất bị gián đoạn. Chi phí đầu vào cao, bao gồm TACN, bao bì và phụ gia, cùng với chi phí sản xuất 3 tại chỗ đồng loạt đẩy chi phí nuôi và chế biến tăng. Đồng thời, cước vận chuyển đường biển tăng từ 8 – 10 lần. Ông Hòe cảnh báo khó khăn cho ngành cá tra trong năm 2022. Các công ty chế biến thủy sản của Việt Nam sẵn sàng “sống chung với đại dịch”, nhưng nhu cầu có thể không tăng. Ngoài ra, đại dịch cũng sẽ khiến ngành khó duy trì tăng trưởng dương trong năm 2022.

Trung Quốc được cho là sẽ tiếp tục vị thế thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam trong năm 2022. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục chịu tác động của chính sách ‘zero COVID’, theo đó Trung Quốc thắt chặt kiểm soát nhập khẩu qua cả kênh chính ngạch và tiểu ngạch. Các nhà hàng Trung Quốc có vẻ không còn tuyệt đối cần nguồn cá tra Việt Nam mà đang cân nhắc sử dụng nguồn cá tra nội địa. Đồng thời, thị trường 1,4 tỷ dân này đang mở cửa cho Campuchia, nghĩa là Việt Nam có thêm một đối thủ cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc. Trong 11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 376 triệu USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2020.

Liên quan tới thị trường EU, theo bà Lê Hằng, giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đào tạo VASEPPRO của VASEP, nhu cầu không tăng do đại dịch nên khó cho Việt Nam có thể đạt tăng trưởng cao trong năm 2022. Đồng thời, nhiều thị trường không thể chấp nhận mức giá cá tra tăng khi cước vận chuyển đường biển tăng tới 10 lần. Quan điểm cho rằng cá tra là loại cá thịt trắng giá rẻ khiến người tiêu dung è dè chi thêm cho loại cá này. Ngay cả Anh – thị trường tăng trưởng tốt trong năm 2020 – cũng ghi nhận giảm giá trị xuất khẩu tới 23% trong năm 2021.

Một thách thức lớn khác là nhiều nước đnag mở rộng quy mô nuôi cá tra, dự báo sẽ đẩy sản lượng cá tra toàn cầu lên mức 3 triệu tấn trong năm 2022. Do đó, Việt Nam sẽ có nhiều đối thủ hơn trên thị trường thế giới.

Cánh cửa tới các thị trường nhỏ

VASEP dự báo xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2022 sẽ đạt 1,7 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2021. Để đạt mục tiêu này, ông Hòe cho rằng Việt Nam cần phải linh động trong thích ứng với đại dịch, duy trì sản xuất và cải thiện chất lượng để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Cước vận chuyển tăng vọt trong thời gian gần đây dự báo tiếp tục sẽ gia tăng áp lực cho xuất khẩu thủy ản. VASEP đề xuất chính phủ can thiệp vào cước vận chuyển quốc tế để thuận lợi hóa xuất khẩu.

Liên quan đến các thị trường xuất khẩu, các nhà phân tích cho rằng Mexico, Brazil, Colombia, Nga và Ai Cập là các thị trường tiềm năng, có thể giúp bù đắp suy giảm trên các thị trường Trung Quốc và châu Âu. Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường này trong năm 2021 ghi nhận tăng trưởng 2 con số từ 44 – 84%. 5 thị trường này chiếm 16,3% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2021. Do đó, các công ty thủy sản được khuyến nghị tận dụng toàn diện các thị trường này để thúc đẩy xuất khẩu. Bà Hằng cho rằng một khi các thị trường lớn đã bão hòa và có dấu hiệu suy giảm thì các công ty nên nhắm tới các thị trường nhỏ hơn.

Theo VNS

Admin

Ngành công nghiệp trái cây toàn cầu phải đối mặt với áp lực từ giá cước vận chuyển cao

Bài trước

Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2024 của Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD; VASEP đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD vào năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản