0

Giá bán lẻ thủy sản tăng 10% tại Trung Quốc trong nửa cuối năm 2021, theo một lãnh đạo công ty marketing thủy sản tại Thượng Hải cho biết.

“Giá tăng rõ rệt trong nửa cuối năm 2021 và giá bán lẻ tăng trung bình khoảng 10%”, theo Robin Wang, giám đốc điều hành SMH International, hiện làm việc với nhiều nhóm giao dịch xuất khẩu thủy sản lớn ở phương Tây. “Giá hàng loạt hàng hóa nhập khẩu bao gồm cá hồi, tôm và nhiều hàng hóa khác tăng rõ rệt do cước vận chuyển cao, cùng với chi phí xét nghiệm và các phí chứng nhận khác. Nhiều công ty trước đó nỗ lực tìm cách giải quyết mức tăng chi phí này nhưng nay đang phải chuyển bớt gánh nặng sang người tiêu dùng”.

Ông Wang cho biết doanh số cao và tâm lý người tiêu dùng trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán gần đây cũng góp phần đẩy giá tăng. “Mức tồn kho trước kỳ nghỉ lễ năm nay cao hơn năm trước và không có các chuyến du lịch nước ngoài, thay vào đó là tăng du lịch nội địa nên ngành HRI đang khởi sắc. Tâm lý thị trường tích cực. So với năm ngoái, doanh số bán lẻ cải thiện mạnh mẽ”, ông trả lời phỏng vấn Seafood Source. “Trong khi COVID-19 đang đẩy giá tăng và Trung Quốc tăng cường quản lý hàng hóa đông lạnh cùng thủy sản đông lạnh nhập khẩu, thị trường đang phục hồi nhưng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với trước đại dịch. Nhiều khách hàng đang tìm cách ít nhất là duy trì mức marketing của họ, đặc biệt là tiêu dùng thủy sản tiếp tục tăng trưởng tại Trung Quốc hàng năm, và thị trường này đang tìm kiếm các hàng hóa chất lượng cao hơn”.

Đối với hàng hóa cho thị trường thủy sản Trung Quốc trong thời gian tới, ông Wang cho rằng: “Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc vẫn sẽ kiên trì theo cách tiếp cận zero-COVID và sẽ tiếp tục là cơ sở cho tình hình tương lai”, ông cho hay. “Những thận trọng tiếp tục dâng cao cho kỳ nghỉ lễ mùa xuân và Thế vận hội mùa đông, sẽ tiếp tục duy trì sau đó. Sau các sự kiện này, tình hình sẽ phần nào cải thiện trong ngắn hạn”. Tuy nhiên, Wang dự báo doanh số bán lẻ yếu đi trên thị trường Hong Kong, nơi chính quyền hạn chế giờ ăn tối từ 6h tối và gần đây đã áp dụng lệnh cấm ăn uống tại chỗ cả ngày do số ca nhiễm COVID-19 mới tăng vọt. “Các lệnh hạn chế nhập khẩu thực phẩm cũng tăng và đang hạn chế nguồn cung nên càng đẩy chi phí thủy sản tăng”.

Doanh số trực tuyến là điểm sáng trong môi trường kinh doanh yếu ớt hiện nay, theo Wang. “Các nhà nhập khẩu và các giao dịch sẽ tập trung các nỗ lực vào các kênh này”, ông Wang nhận định. “Các nhà nhập khẩu và giao dịch hy vọng tình hình sẽ ổn định hơn và cho phép nới lỏng các hạn chế trong lĩnh vực HRI”.

Theo Seafood Source

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản