0

Đại dịch đã tạo nên nhiều thay đổi trong quản lý chuỗi cung ứng và các hành vi tiêu dùng cũng sẽ tiếp tục biến đổi. Chi phí đầu vào sẽ tiếp tục tăng và thương mại toàn cầu sẽ có thể yếu đi, theo báo cáo triển vọng ngành thịt lợn mới nhất từ Rabobank.

Nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại sẽ tạo ra thêm nhiều hậu quả rõ rệt hơn trong năm 2022, và lạm phát giá hàng hóa tiêu dùng sẽ gây thêm áp lực lên chi tiêu của người tiêu dùng. Mối đe dọa từ các dịch bệnh trong chăn nuôi lợn cũng chưa biến mát khi dịch tả lợn tiếp tục là một yếu tố bất ổn lớn khác cho sản xuất thịt lợn; tác động của dịch tả lợn rất khác nhau theo từng khu vực. “Tại châu Âu, dịch tả lợn đã lây lan sang các nước mới trong những tháng gần đây, tạo ra thách thức cho hoạt động sản xuất tại châu Âu trong năm 2022. Tại châu Á, dịch tả lợn tiếp tục lây lan tại Trung Quốc nhưng tác động thấp hơn nhiều so với năm 2020”, theo bà Chenjun Pan, chuyên gia phân tích ngành protein động vật tại Rabobank.

Chi phí đầu vào tiếp tục tăng

Cước vận chuyển, giá năng lượng và giá ngũ cốc làm TACN, cùng với chi phí lao động, đang thách thức các chuỗi cung ứng thịt lợn. “Trong một nền kinh tế đang chậm lại, các nhà sản xuất và chế biến đang gặp khó khăn trong san sẻ toàn bộ mức tăng chi phí này sang người tiêu dùng nên biên lợi nhuận sẽ gặp áp lực lớn”, bà Pan cho biết thêm. Chi phí đầu vào, đặc biệt là chi phí vận chuyển và TACN, sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022, theo các nhà phân tích.

Thời tiết khô tại Brazil, lũ lụt năm 2021 tại Trung Quốc, tồn kho thấp trên toàn cầu, và tác động khó lường của đợt phun trào núi lửa Tonga cho thấy khả năng cao chi phí đầu vào sẽ tiếp tục tăng. Diễn biến này có thể tiếp tục gây thêm áp lực giảm biên lợi nhuận và khả năng sinh lời. Vấn đề lao động tiếp tục là thách thức tại Bắc Mỹ và một số nước châu Âu.

Thương mại toàn cầu dự báo giảm

Năm 2022, xuất nhập khẩu thịt lợn toàn cầu dự báo giảm so với năm 2021, chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm cũng như sản xuất nội địa phục hồi, theo dự báo của Rabobank. Mặc dù các nước nhập khẩu truyền thống – chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc, cộng một số nước nhập khẩu mới – sẽ tăng nhập khẩu, các nhà xuất khẩu lớn sẽ cần phải tìm cách cân đối cung – cầu. “Bất chấp sự lây lan của dịch tả lợn, chúng tôi dự báo sản xuất tại một số nước châu Á tiếp tục phục hồi. Tại Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, nhu cầu nhập khẩu giảm là hệ quả của sản xuất nội địa tăng”, bà Pan cho hay.

Theo Feed Navigator Asia

Admin

Vẫn còn thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2024

Bài trước

Crisil: Doanh thu xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng 5% vào năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt