0

Với tổng sản lượng rau quả hàng năm là 28 triệu tấn, xuất khẩu theo hạn ngạch tiểu ngạch và tiêu dùng nội địa không tiêu thụ hết lượng rau quả này.

Ông Nguyễn Quốc Toản từ Bộ NNPTNT (MARD) cho biết Việt Nam có thể sản xuất 28 triệu tấn rau quả hàng năm, trong khi công suất sơ chế chỉ khoảng 30%. Tiêu thụ lượng nông sản này vẫn là một vấn đề nóng. Hàng hóa tức nghẽn tại các cửa khẩu không được xử lý triệt để. Hàng ngàn xe tải tắc nghẽn mỗi lần Trung Quốc thay đổi chính sách nhập khẩu. Thiết lập các chuỗi giá trị, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm chế biến thông qua các kênh chính ngạch là một giải pháp phù hợp.

Ông Lê Thanh Tùng, cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết Việt Nam có thể sản xuất 10 triệu tấn rau hàng năm. Phần lớn rau quý 1 thu hoạch trong tháng 1, chiếm tới 60% tổng sản lượng rau quý 1. Nếu mỗi người tiêu thụ 10kg rau/tháng, thì vẫn còn 2,5 triệu tấn dư thừa trong quý 1. Lượng này sẽ được đưa vào chế biến. Tây Nguyên là khu vực có thặng dư nguồn cung rau lớn, khoảng 900.000 tấn. Diện tích trồng thanh long hiện nay có thể đạt sản lượng 1,4 triệu tấn/năm, sản lượng chuối 1 triệu tấn, sản lượng xoài 800.000 tấn và sản lượng sầu riêng 600.000 tấn. Thanh long, mít, bưởi, chuối và xoài là các trái cây gặp áp lực tiêu thụ trong 3 tháng đầu năm. Sau thanh long, những người trồng mít cũng có thể cần hỗ trợ.

Để giải quyết vấn đề dư cung trong vụ thu hoạch, ông Tùng cho rằng cần phải dự báo sản lượng, sản phẩm cần truy xuất được nguồn gốc, và tăng cường chế biến. Ông Trần Thanh Hải, cục phó Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương khẳng định rằng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc bằng đường bộ, đường biển hay đường sắt đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và khả năng truy xuất nguồn gốc. Ông cho rằng để chuyển dịch từ xuất khẩu bằng đường bộ sang đường biển, cả nông dân và doanh nghiệp đều cần thay đổi cách sản xuất và bán hàng. Cũng cần phải tái thiết lập các mạng lưới kinh doanh mới. “Một số doanh nghiệp đã xuất khẩu thành công qua đường biển. Trong khi đó, nhiều người khác vẫn dè dặt thay đổi và vẫn chịu gánh rủi ro vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ”, ông cho biết.

Cần cuộc cách mạng trong chế biến, xuất khẩu

Để phát triển bền vững các chuỗi giá trị rau quả, và tránh cuộc khủng hoảng dư cung, các doanh nghiệp cho là cần một cuộc cách mạng trong chế biến và xuất khẩu nông sản. Mỗi mắt xích trong chuỗi giá trị có vấn đề riêng, đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực logistics và chế biến. Ông Toản cho rằng tiêu chuẩn hóa là cách duy nhất để giải quyết các khó khăn hiện nay. 6 vấn đề cần được giải quyết.

Đầu tiên, thay đổi cách tiếp cận liên quan đến chế biến nông sản, liên quan đến chất lượng và các yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Mỗi loại trái cây cần có chứng nhận riêng, cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch về sản xuất.

Thứ hai, quản lý chất lượng từ nguồn đóng vai trò quan trọng. Nếu có thể làm tốt, các sản phẩm tắc nghẽn tại các cửa khẩu có thể được mang về các nhà máy chế biến.

Thứ ba, tiêu thụ nông sản qua nhiều kênh và từng bước thiết lập hệ sinh thái tiêu dùng nông sản. Trước mỗi mùa, các hiệp hội, các nhà sản xuất và các doanh nghiệp logistics cần làm việc với nhau để vạch ra các chiến lược rõ ràng dựa trên các nền tảng số.

Thứ tư, Bộ NNPTNT đã xây dựng một chiến lược phát triển chế biến trong 13 lĩnh vực, bao gồm một chương trình thiết kế riêng cho rau quả.

Thứ năm, kết nối chặt chẽ các đơn vị trong chuỗi giá trị, từ nông dân tới chính quyền địa phương.

Thứ sáu, thương hiệu. Chỉ khi Việt Nam có thể xây dựng các thương hiệu mạnh thì nông sản mới phát triển bền vững và hưởng lợi từ các thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới (FTAs).

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết tất cả các liên kết trong chuỗi giá trị, từ doanh nghiệp tới HTX cần hợp tác để tăng giá trị sản phẩm. Ngoài xây dựng các chuỗi xuất khẩu, các chuỗi kết nối cần thiết để đưa nông sản tới các nhà máy chế biến.

Theo VNS

Admin

Nhà bán buôn Bờ Đông nước Mỹ chia sẻ về tình trạng bế tắc tại cảng: 'Cuộc đình công này thực sự sẽ gây ra thảm họa':

Bài trước

Mất điện ngoài ý muốn gây thiệt hại lớn cho ngành tôm của Ecuador

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả