Thủy sản

Việt Nam lạc quan trong thận trọng về xuất khẩu cá tra năm 2022

0

Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) bày tỏ sự lạc quan trong thận trọng về dự báo xuất khẩu cá tra năm 2022, do các thách thức mà đại dịch COVID-19 gây ra mà ngành này tiếp tục đối mặt trong năm nay. Chi phí sản xuất cao, và chi phí xuất khẩu cao cộng với nhu cầu chưa ổn định tại các thị trường chính, là các rào cản lớn mà ngành cá tra phải đối mặt trong năm 2022, theo tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe.

Ngành cá tra Việt  Nam phải đối mặt với “những khó khăn không thể lường trước” trong năm 2021 do đợt bùng phát COVID-19 nghiêm trọng đã làm gián đoạn các hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Bắt đầu từ quý 3, các tỉnh thành sản xuất cá tra tại ĐBSCL liên tục phong tỏa nghiêm ngặt và kéo dài để kìm chế sự lây lan của COVID-19, trực tiếp tác động tới toàn chuỗi cung ứng – từ nuôi cá tới chế biến và xuất khẩu. Ngoài các tác động lên chuỗi cung ứng, các công ty được yêu cầu triển khai mô hình 3 tại chỗ, nghĩa là công nhân phải làm việc, sinh hoạt ăn ngủ trong phạm vi các nhà máy, càng khiến chi phí tăng lên. Trong khi đó, cước vận chuyển cũng liên tục tăng tới 8 – 10 lần so với năm 2020.

Các thách thức dồn dập đã kéo giá trị xuất khẩu cá tra giảm tới 21% trong quý 3/2021 xuống còn 295 triệu USD. Xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn trong năm 2022 cũng sẽ chịu tác động của các phản ứng trước đại dịch COVID-19 tại các nước. Các nước trên toàn thế giới tiếp tục triển khai nhiều chính sách khác nhau để tái khởi động nền kinh tế, chung sống với virus corona và nhiều nước đã bắt đầu triển khai các gói kích thích kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2022. Giữa rủi ro lạm phát và gián đoạn chuỗi cung ứng tiếp diễn do đại dịch, các công ty có thể phải đối mặt thêm với tăng giá điện, TACN và nguyên liệu TACN, kéo theo chi phí sản xuất tăng.

Bất chấp những biến động bất lợi trong năm 2021, ông Hòe tin rằng thị trường Trung Quốc (gồm Hong Kong) sẽ tiếp tục là một trong những thị trường quan trọng nhất cho các nhà sản xuất cá tra Việt Nam trong năm 2022. Trong 11 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc (tính gộp Hong Kong) đạt 376 triệu USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc từng trải qua gián đoạn nghiêm trọng từ tháng 4/2021 do các nhà chức trách Trung Quốc tăng cường kiểm tra các lô hàng thủy sản đông lạnh để phát hiện COVID-19 theo chiến lược chung của nước này với chính sách “zero COVID”. Các cuộc thanh tra tăng cường dẫn tới chậm thông quan các lô hàng, làm tăng chi phí cho cả các nhà xuất khẩu Việt Nam lẫn các nhà nhập khẩu Trung Quốc.

Trong nửa cuối tháng 12/2021, hơn 1.500 container chuyên chở nông sản, bao gồm hơn 1.000 container thủy sản đông lạnh, bị nghẽn lại tại cửa khẩu Móng Cái, có biên giới với Trung Quốc, do các nhà chức trách Trung Quốc tăng cường các biện pháp vốn đã nghiêm ngặt để ngăn chặn COVID-19 thâm nhập vào Trung Quốc, theo truyền thông Việt Nam đưa tin. Bất chấp những khó khăn này, VASEP cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam trong năm 2022. Nhưng chi phí để gửi một lô hàng cá tra tới Trung Quốc được cho là tăng gấp đôi trong năm 2021 do tình trạng thiếu container kéo dài dai dẳng, cước vận chuyển liên tục tăng và thông quan tại các cảng của Trung Quốc ngày càng khó khăn. Những bất ổn trong chuỗi cung ứng cùng với giá tăng, có thể khiến cá tra bị đẩy ra khỏi nhiều thực đơn của các nhà hàng Trung Quốc. Các nhà hàng có thể thay thế cá tra Việt Nam bằng cá da trơn nuôi nội địa nhờ nguồn cung và những lợi thế về giá, ông Hòe cho hay.

Đối với thị trường Mỹ, năm 2021 được coi là năm thành công của nhiều nhà xuất khẩu cá tra từ Việt Nam. Doanh thu bán sang thị trường Mỹ đạt 324 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2021, tăng vọt 48% so với cùng kỳ năm 2020, đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Công ty xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam là Vĩnh Hoàn cho biết giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty đạt 415 tỷ đồng (18 triệu USD) trong tháng 11/2021, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 45,5% tổng doanh thu của công ty. Tuy nhiên, cả tổng thư ký Hòe và phó tổng thư ký Tô Thị Tường Lan của VASEP, cho biét tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm 2022 sẽ không cao như trong năm 2021 do họ đã thu mua đủ lượng thị trường cần. Đối với thị trường EU vầnh, khó có thể tăng vọt xuất khẩu cá tra do các thị trường này đang phải chống cự với làn sóng biến chủng Omicron. Hơn nữa, nhiều khách hàng tại EU và Anh có thể không sẵn sàng trả giá cao hơn cho cá tra trong bối cảnh giá cá tra đã tăng do cước vận chuyển tăng phi mã trong năm vừa qua.

Giữa bối cảnh bất ổn trên các thị trường chính, VASEP cho rằng các thị trường tiềm năng hơn có thể tăng trưởng tốt như Mexico, Brazil, Colombia, Nga và Ai Cập – sẽ bù đắp suy giảm xuất khẩu sang Trung Quốc và các thị trường lớn khác. 5 thị trường này ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu từ 44 – 84% trong 11 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020, với tổng giá trị xuất khẩu chiếm 16,3% trong cơ cấu giá trị thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam trong giai đoạn nói trên. VASEP cũng cho biết nguồn cung nguyên liệu thô là vấn đề chính trong năm 2022, sau khi mức độ thả nuôi giảm mạnh trong giai đoạn giãn cách hồi quý 3 và thời tiết lạnh vào cuối năm 2021. Giá cá tra nguyên liệu và giá TACN dự báo duy trì ở mức cao trong năm 2022. Theo các dự báo của VASEP, các nhà xuất khẩu cá tra sẽ thu về 1,7 tỷ USD trong năm 2022, tăng 13% so với giá trị xuất khẩu ước tính trong năm 2021.

Theo Seafood Source

Admin

Hàng rào phi thuế quan đặt ra vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh, tuân thủ

Bài trước

2024 tiếp tục được dự báo là năm khó khăn cho ngành gỗ Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản