0

Việt Nam vạch kế hoạch phát triển sản xuất chăn nuôi hữu cơ

Sản xuất chăn nuôi hữu cơ có thể chiếm 1,5 – 2% của ngành chăn nuôi Việt Nam đến năm 2025 và 2 – 3% đến năm 2030. Sự mở rộng đất đai cho nông nghiệp hữu cơ đã thúc đẩy chính phủ phác thảo kế hoạch phát triển cho ngành này. Theo Tổ chức Nông nghiệp Hữu cơ Thế giới, đất đai dành cho nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam tăng 4,4 lần từ năm 2016 – 2020. Trong tháng 6/2020, Bộ NNPTNT đề xuất kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ cho giai đoạn 2020 – 2030.

Thịt trâu Ấn Độ vững thị phần tại Việt Nam

Từ xuất phát điểm là chuyên để tái xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc, thịt trâu Ấn Độ đông lạnh (IBM) hiện nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu để đáp ứng nhu cầu nội địa. Meat & Livestock Australia (MLA) cho rằng nguyên nhân là do suy giảm các kênh thương mại từ Việt Nam sang Trung Quốc trong những năm gần đây. Đồng thời, lượng gia súc sống tại Việt Nam vẫn sẽ duy trì ổn định trong năm 2022, do nhu cầu dịch vụ ăn uống tại Việt Nam khó có thể phục hồi cho tới sau quý 1/2022. Nếu gia súc Brazil và khả năng là nhập khẩu thịt Brazil ổn định trong năm 2022 ở mức giá thấp hơn thì một bộ phận thịt trâu Ấn Độ đông lạnh có thể bị thay thế tại các chợ truyền thống.

Theo Asian Agribiz

Admin

Xuất khẩu mật ong sang châu Âu: Mật ong phải tuân thủ những yêu cầu gì để được phép vào thị trường Châu Âu?

Bài trước

Xuất khẩu mật ong sang châu Âu: Nhu cầu mật ong ở thị trường châu Âu ra sao?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt