0

Theo một phân tích do QY Research công bố năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu gạo hữu cơ toàn cầu năm 2018 là 1,5 tỷ USD. Con số này dự báo tăng 9% trong giai đoạn 2019 – 2025 và đạt 2,78 tỷ USD đến năm 2025. Tại Việt Nam, lúa mùa hữu cơ – dường như đã tuyệt chủng trong một khoảng thời gian, đang dần hồi sinh và chứng tỏ giá trị vượt trôi đối với những người nông dân và hệ sinh thái.

Năm 2020, ĐBSCL có hơn 1.400ha lúa tại các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, và Vĩnh Long, được chứng nhạn các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế (USDA/EU/JAS— Bộ Nông nghiệp Mỹ / EU / Các tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản). Cà Mau có diện tích sản xuất lúa – tôm hữu cơ lớn nhất. Đồng thời, lúa mùa – loại lúa nổi sinh trưởng không cần hóa chất có thể được chuyển đổi thành lúa gạo được chứng nhận hữu cơ, bắt đầu hồi sinh trên miền đất của vùng đồng bằng này.

Trước khi gạo lúa ngắn ngày năng suất cao được đưa vào ĐBSCL từ năm 1964, lúa mùa được trồng tại hầu hết diện tích đất trồng lúa tại vùng đồng bằng. Tại các khu vực ngập sâu như An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang, lúa nổi được trồng trên diện tích hơn 500.000ha. Trước năm 1975, tỉnh An Giang có hơn 250.000ha lúa nổi. Tại các vùng ngập thấp như hạ lưu của An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An và Cần Thơ, lúa nổi thấp được trồng, trong khi tại một số tỉnh ven biển như Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, lúa giữa mùa cũng được trồng.

Hệ thống trồng lúa mùa rất đa dạng. Tại các vùng ngập và ngập sâu, nông dân trồng các loại cây họ đậu và dưa sau khi thu hoạch lúa mùa vào tháng thứ 12 của năm âm lịch. Đồng thời, các vùng ven biển thường để hoang hóa do thiếu nước ngọt trong mùa khô hoặc chỉ trồng cỏ cho chăn nuôi.

Bị lãng quên và gần như biến mất

Diện tích trồng lúa mùa dần bị thu hẹp khi lúa ngắn ngày được trồng, mang đến năng suất cao và nhiều thị trường xuất khẩu. việt Nam chuyển từ một nước nhập khẩu gạo thành một nước xuất khẩu gạo vào thập niên 1990 và sau đó trở thành nước trong top các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong một thời gian dài. Do đó, các chính sách cho đầu tư vào nghiên cứu khoa học, lai giống, cải thiện đất đai và cải tạo đất nhiễm phèn trong vùng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười – vựa lúa của ĐBSCL, chỉ tập trung vào phát triển lúa ngắn ngày.

Lúa mùa bị lãng quên trong một thời gian dài bởi giống lúa này trồng dài ngày, năng suất thấp, không đáp ứng nhu cầu của an ninh lương thực quốc gia. Năm 2012, chúng tôi (nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Nghiê cứu và Phát triển cùng đại học An Giang) đã nghiên cứu thực trạng lúa mùa tại ĐBSCL và phát hiện rằng gene lúa mùa được bảo tồn và hệ thống canh tác bền vững được phát triển tại một số cánh đồng lúa mùa nổi tại một số khu vực. Tỉnh An Giang có 41ha lúa nổi theo mùa tại huyện Tri Tôn và hơn 30ha tại huyện Chợ Mới (năm 2012), tỉnh Đồng Tháp có 54ha tại huyện Thanh Bình (năm 2014) và hai xã Núi Tô và Ô Lâm tại huyện Tri Tôn có hơn 200ha lúa mùa Nàng Nhen.

Tại các tỉnh thượng nguồn như Long An, lúa mùa không còn và chỉ một số khu vực còn trồng giống lúa thơm Chợ Đào với diện tích chưa tới 100ha. Tại tỉnh Cẩn Thơ và Vĩnh Long, lúa mùa nổi đã biến mất trong một thời gian dài. Tại tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, lúa giữa mùa được những nông dân Khmer trồng tại huyện Vĩnh Châu để lấy rơm sản xuất hành; trong khi tại huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu, gạo huyết rồng Một Bùi được trồng trên cánh đồng lúa tôm. Tại tỉnh Cà Mau, chỉ có huyện Trần Văn Thới sát Rừng Quốc gia U Minh Hạ có lúa mùa Tài Nguyên được trồng trên các ruộng nhờ hệ thống thruy lợi của tỉnh mang nước ngọt từ kênh Quản Lộ Phụng Hiệp. Tại tỉnh Kiên Giang,  lúa mùa không còn tồn tại. Năm 2017, kỹ sư Lê Quốc Việt, trưởng phòng NNPTNT thuộc huyện Châu Thành, đã trồng thành công giống lúa này trên 2ha đất nông nghiệp của ông.

Các nỗ lực tái sinh lúa nổi mùa

Năm 2019, ông Việt hợp tác với các nông dân địa phương mở rộng diện tích trồng lúa mùa với các giống lúa như Tàu Hương, lúa Trắng Tép, lúa Móng Chim, lúa Một Bụi, lúa Ba Bụi và lúa Châu Hồng Võ, và nuôi tôm hùm xanh nước ngọt, sau đó tôm sú nước mặn sau khi thu hoạch 52ha tại làng Cù Là và xã Vĩnh Hòa Phú thuộc huyện Châu Thành.

Năm 2020, một số địa phương bắt đầu thử nghiệm lúa mùa và lúa nổi mùa. Làng Sen tại tỉnh Long An khá thành công với 30ha thử nghiệm. Huyện An Phú của tỉnh An Giang quy hoạch 500ha cho trồng lúa nổi mùa theo dự án WB9.

Các địa phương khác cũng đối mặt với những khó khăn trong chuyển đổi sang trồng lúa mùa. Huyện Kiên Lương của tỉnh Kiên Giang đã thử nghiệm mô hình lúa – cá theo mùa trên hơn 10ha. Huyện Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang cũng bắt đầu thử nghiệm với 3ha lúa nổi mùa  vào năm 2017. Các huyện Hồng Ngự và Tam Nông của tỉnh Đồng Tháp cũng thử nghiệm lại lúa nổi mùa nhưng không thành công do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Hiện nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Phát triển và Nghiên cứu Nông nghiệp là nhà tiên phong trong nghiên cứu lúa nổi mùa. Chúng tôi đã bắt đầu một chương trình nghiên cứu dài hạnd dể bảo tồn và phát triển hệ thóng lúa nổi mùa tại các tỉnh An Giang và Đồng Tháp và hợp tác với kỹ sư Lê Quốc Việt đẻ nghiên cứu hệ thống trồng lúa mùa tại tỉnh Kiên Giang. Chương trình nghiên cứu, với 11 dự án, được các tổ chức quốc tế và các quỹ nghiên cứu khoa học tài trợ từ Đại học An Giang và Sở Khoa học Công nghệ An Giang.

Năng suất thấp hơn nhưng hiệu quả cao hơn

Đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi là yếu tố rất quan trọng để duy trì mô hình lúa mùa nói chung và lúa mùa nổi nói riêng. Việc canh tác lúa mùa nổi kết hợp với các cây trồng và vật nuôi khác cho kết quả thuyết phục. Sau 2 – 3 năm triển khai dự án, chúng tôi đã đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình, với các kết quả được thể hiện dưới đây. Mô hình trồng lúa nổi mùa kết hợp với một số cây trồng khác (tiêu đỏ, ngô nếp, ngô bao tử, sắn và hẹ) và chăn nuôi bò lấy thịt mang đến thu nhập cao hơn trên mỗi 1.000m2 đất nông nghiệp so với trồng lúa 2 – 3 vụ. Đặc biệt, lúa nổi mùa kết hợp với trồng hẹ có thể mang tới lợi nhuận lên đến 24 triệu đồng trên mỗi 1.000m2 so với chỉ 2,4 triệu đồng cho 2 vụ lúa và 4,8 triệu đồng cho 3 vụ lúa trên mỗi 1.000m2 đất hàng năm. Lúa nổi mùa kết hợp trồng sắn mang đến lợi nhuận cao hơn trồng lúa 3 vụ. Tỷ lệ lợi nhuận của lúa nổi mùa kết hợp tiêu đỏ và lúa nổi mùa kết hợp trồng sắn cao hơn các mô hình trồng trọt khác.

Khi lúa mùa và lúa nổi mùa hồi sinh, chúng tôi phát hiện nhiều cánh đồng có cá tôm quay trở lại sinh songs, như cá lóc, cá rô đồng, cá da trơn, cá chốt và cá chép bùn, cùng những loại động thực vật thủy sinh khác vốn từng quen thuộc với người dân địa phương trong mùa lũ. Phù sa cũng được mang tới các cánh đồng, giúp cải thiện chất lượng đất đai nhờ trồng lúa nổi mùa.

Sự tái sinh của thị trường lúa mùa

Người tiêu dùng địa phương, đặc biệt là những người miền Nam, đang bắt đầu làm quen trở lại với tên gọi của những loại lúa mùa và lúa mùa nổi. Trước khi dự án bảo tồn lúa mùa nổi bắt đầu vào đầu năm 2013, nông dân tại huyện Tri Tôn của tỉnh An Giang đã bán gạo cho người dân địa phương thông qua các trung gian. Trước mùa thu hoạch, người bán liên hệ với người mua bằng điện thoại, đặt ngày thu hoạch và lúa được chở tới kho để tiêu dùng cả năm. Một số mua hàng trăm kg hoạc 1 tấn lúa để tiêu dùng quanh năm.

Khi dự án được phát triển trong năm 2013, nhiều người tiêu dùng đã biết về thông tin này và lúa mùa được bán ra trong vụ thu hoạch đầu tiên trong tháng 1/2014, với giá 14.000 đồng/kg tại ruộng và 15.000 đồng/kg những năm sau đó. Cooking Studio, một doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, đã trả 15.000 đồng/kg lúa tươi, sau đó chế biến, đóng gói, truyền thông và bán với giá 95.000 đồng/kg tại siêu thị thuộc trung tâm Phú Mỹ Hưng từ năm 2016. Năm 2020, công ty đã mua hơn 5 tấn lúa mùa tươi tại khu vực dự án.

Đầu năm 2021, lúa mùa nổi tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang được tập đoàn Lộc Trời mua tại ruộng với giá 18.000 đồng/kg, cao gấp 3 lần so với giá lúa năng suất cao. Tập đoàn có kế hoạch xúc tiến thương hiệu lúa mùa nổi tại ĐBSCL trong năm 2021, mang đến cơ hội mở rộng diện tích bảo tồn và phát triển loại lúa đặc sản của vùng ĐBSCL này.

Bên cạnh lúa mùa nổi, các giống lúa mùa Tàu Hương, lúa Trắng Tép, lúa Móng Chim, lúa Một Bụi, lúa Ba Bụi và lúa Châu Hồng Võ cũng được kỹ sư Lê Quốc Việt phục chế thành công và tiếp cận người têu dùng tại các nhà hàng chay và sinh thái tại ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh thông qua chương trình kết nối Hữu cơ Mekong tại Úc. Người tiêu dùng cũng đã biết về loại gạo này và đặt nhiều đơn hàng với kỹ sư Việt.

Các sản phẩm có GTGT từ lúa nổi mùa đang được nghiên cứu theo dự án Rufford bởi Mekong Organics and Mekong Nutrition tại An Giang để chế biến thành mì gạo và bột gạo, bán hàng tại Việt Nam và Úc.

Theo Saigon Times

Admin

Giá gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 19 tháng, sức cạnh tranh tăng

Bài trước

Thái Lan vượt Việt Nam về giá gạo xuất khẩu cao nhất thế giới

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc