Đầu tư

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành tiền

0

Thu mua và tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn giúp nông dân có cơ hội làm giàu.

Tại tỉnh miền núi phía bắc Sơn La, lõi ngô không còn bị vứt đi mà trở thành “vàng đen”. Hàng triệu tấn lõi ngô đã được chế biến thành một loại than, tạo ra năng lượng đốt nóng nhiệt độ cao, phát thải thấp, được xuất khẩu sang nhiều nước. Tại thành phố Hồ Chí Minh, công ty Trái Việt thu gom tất cả các loại phụ phẩm nông sản như phụ phẩm ngành sắn, rỉ đường, bã mía và lõi ngô để chế biến thành TACN dạng viên cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Nguyên Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã đưa các mô hình trồng nấm vào các tỉnh Vĩnh Phúc và Lâm Đồng, sử dụng bã mía để trồng nấm, thu về lợi nhuận rất cao. Theo ông Cường, đối với mô hìnhnày, bã mía còn có giá trị cao hơn mía đường. Ông khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam tới Nhật Bản để học hỏi thêm về công nghệ này.

Các nguồn lực rất lớn

Ông Tống Xuân Chinh, cục phó Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NNPTNT cho biết trong năm 2020, Việt Nam sản xuất một lượng lớn thực phẩm và sản phẩm từ thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của hơn 97 triệu người dân Việt Nam và cho xuất khẩu, mang về hơn 41 tỷ USD. Trong sản xuất, bảo quản, sơ chế và chế biến nông sản, tỷ trọng phụ phẩm nông sản đã tăng lên 156 triệu tấn.

Một báo cáo của Tổ Công tác 970 thuộc Bộ NNPTNT cho thấy phụ phẩm trong ngành trồng trọt chiếm 88,9 triệu tấn, chiếm 56,7% tổng phụ phẩm nông nghiệp Việt Nam với 3 nguồn khác nhau. Đặc biệt, phụ phẩm sau thu hoạch chủ yếu đến từ cây thường niên, chất đốt đến từ cây lâu năm và từ chế biến hạt, rau quả. Năm 2020, phụ phẩm sau thu hoạch từ ngành trồng trọt, chủ yếu từ thân, lá, ngọn và rễ của cây thường niên ước tính lên tới 68,8 triệu tấn; cộng với 3,5 triệu tấn củ từ cây lâu năm và 16,7 triệu tấn phụ phẩm từ chế biến bột giấy, vỏ, vỏ lụa, sợi và gáo dừa. Phụ phẩm sau thu hoạch có sả lượng lớn đến từ các cây trồng chính, bao gồm: 42,8 triệu tấn rơm rạ từ trồng lúa, 10 triệu tấn thân ngô; 3,6 triệu tấn rau quả; 3,1 triệu tấn thân sắn và 6,1 triệu tấn các loại khác. Phụ phẩm từ chế biến nông nghiệp của ngành trồng trọt có sản lượng lớn bao gồm: 8,6 triệu tấn trấu; 3,6 triệu tấn bã mía; 1,4 triệu tấn lõi ngô; 1,3 triệu tấn vỏ sắn và 2 triệu tấn các loại cây trồng khác. Năm 2020, ước tính tổng quy mô gia súc và gia cầm tại Việt Nam thải ra 61,4 triệu tấn phân chuồng. Ngoài ra, 5,5 triệu tấn phân chuồng từ lâm sản và gần 1 triệu tấn từ thủy sản.

Các khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ hiện có sản lượng phụ phẩm lớn nhất cả nước, với lần lượt là 39,4 triệu tấn và 13,9 triệu tấn. Từ quan điểm nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn gắn với tăng trưởng xanh, theo ông Tống Xuân Chinh, phụ phẩm phải được coi là một nguồn tái tạo, không phải rác thải. Đây là một đầu vào quan trọng cho một quy trình tuần hoàn khác để mở rộng chuỗi GTGT trong nông nghiệp. Ví dụ, rơm rạ được dùng làm thức ăn thô cho gia súc ăn cỏ, để trồng nấm và để sử dụng như phân bón từ cây trồng,… Thị trường cho thu mua, đóng gói, vận chuyển và giao dịch rơm rạ tại ĐBSCL đang tăng trưởng. Tuy nhiên, một lượng lớn rơm rạ vẫn đang bị đốt tại nhiều cánh đồng tại miền bắc và miền trung, gây ra ô nhiễm không khí. Tại tỉnh miền trung Bình Phước, sản lượng hạt điều khoảng 200.000 tấn/năm và phụ phẩm từ cây điều lên tới 800 tấn/năm nhưng không được sử dụng.

Biến rác thải thành tiền

Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, thu hoạch và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn giúp nông dân có cơ hội làm giàu. Ví dụ, hạt nhãn và hạt vải có rất nhiều cách sử dụng chưa được tận dụng, như làm phân bón, chế biến thành TACN, thậm chí thực phẩm chức năng. Nhưng chúng ta đang lãng phí những thứ quý giá này, giáo sư Xuân cho biết.

Chuyên gia Nguyễn Quang Thạch xác nhận rằng phụ phẩm là vàng của nôn gnghiệp bởi đầu ra của một ngành sẽ trở thành đầu vào của một ngành khác. Với 156 triệu tấn hàng năm, đây là nguồn nguyên liệu thô khổng lồ, một nguồn lực quý giá và là một thế mạnh của Việt Nam. Ông Tống Xuân Chinh cho hay trong những năm gần đây, một số công ty thủy sản đã đầu tư công nghẹ cao và chế biến phụ phẩm thành các sản phẩm GTGT cao, thu về hàng trăm triệu USD hàng năm. Ví dụ, CTCP Collagen Vĩnh Hoàn tại tỉnh Đồng Tháp là công ty đầu tiên chế biến đầu cá, ruột cá, xương cá, đuôi cá thành bột cá – một nguyên liệu cho sản xuất TACN. Doanh nghiệp này cũng xây dựng một nhà máy sản xuất collagen và gelatin từ da cá tra. Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Chitosan, sản xuất Chitin từ vỏ tôm và xương mực ống, và chitosan và phân bón hữu cơ từ phụ phẩm của quy trình chế biến thủy sản.

Ngành chế biến phụ phẩm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 275 triệu USD trong năm 2020. Nếu tận dụng toàn bộ phụ phẩm của gần 1 triệu tấn thủy sản bằng công nghệ cao, Việt Nam có thể thu về 4 – 5 tỷ USD. “Đầu tư vào công nghệ cao trong chế biến phụ phẩm thủy sản thành nguyên liệu thô cho dược mỹ phẩm, các ngành dược và nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất nguyên liệu thô cho TACN có tiềm năng rất lớn, đặt ra nền tảng cho nền kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản”, ông Chinh nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết nhiều phụ phẩm vẫn bị lãng phí nhưng nguồn nguyên liệu thô có giá trị này có thể giúp tăng giá trị nông nghiệp. Ông cho biết tiềm năng khai thác phụ phẩm nông nghiệp là khổng lồ nhưng cần các chính sách đi kèm. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cũng khẳng định rằng phụ phẩm ngành nông nghiệp sẽ trở thành các nguyên liệu thô cho các ngành khác nếu biết sử dụng công nghệ hợp lý. Tuy nhiên, nông dân Việt Nam dễ chấp nhận và hài lòng với những gì họ có. Trồng điều chỉ để lấy hạt và các phụ phẩm khác bị vứt đi. Đây là một phần nguyên nhân vì sao nông dân Việt Nam, mặc dù làm viẹc chăm chỉ, nhưng không thể tăng thu nhập. Để tận dụng phụ phẩm, Bộ trưởng cho biết cần các viện và trường đại học nghiên cứu để tìm ra các giá trị khác của các sản phẩm bị vứt đi. Với sự hỗ trợ của nhà nước, nông dân và doanh nghiệp có thể cùng hợp tác tạo ra cá sản phẩm mới từ phụ phẩm nông nghiệp. Do đó, Việt Nam sẽ có thế mạnh tỷ đô khác và nông dân có thể làm giàu.

Theo VNS

Admin

Thai Union tái đầu tư 172 triệu USD để mở rộng kinh doanh trong năm 2023

Bài trước

Vĩnh Hoàn kỳ vọng tăng doanh thu từ chế biến da cá tra trong năm 2020

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư