Ngoài giá container vận chuyển cao chót vót đã là khó khăn dai dẳng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam trong suốt năm 2021, tình trạng thiếu nhân lực tại cảng và các văn phòng hải quan đang gây ra tình trạng tắc nghẽn, vẽ ra một mùa kinh doanh cao điểm nhưng đầy ảm đạm.
“Hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ hiện đã tắc tại các cảng thêm 3 tuần, ngoài việc vận chuyển đã mất hơn 3 tuần”, theo ông Nguyễn Đình Tùng, giám đốc Vina T&T. “Do đại dịch, chỉ một nửa nhân sự hải quan của phần lớn các nước tham gia vận hành”. T&T, chiếm một nửa xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang Mỹ, đang gặp áp lực lớn do hàng hóa tắc tại các cảng, gây thiệt hại tới chất lượng nông sản. Ông Tùng cho biết cước vận chuyển container sang các cảng tại Mỹ đã tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng 10, nhiều hãng vận chuyển đã giảm số chuyến quay trở lại Việt Nam, làm tăng tỷ lệ hủy đơn hàng đi châu Âu và Mỹ. CTCP Intimex, một trong top 5 nhà xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam, đã đặt chỗ nhiều chuyến vận chuyển nhưng liên tục ị hủy. Nhiều nhà xuất khẩu gạo khác cũng đang trong tình thế tương tự. Một số doanh nghiệp không dám ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài do lo ngại không thể giao hàng.
Hủy giao và thiếu container rỗng cũng tác động tới xuất nhập khẩu thủy sản. Ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết doanh nghiệp phải trả “bổ sung phí bảo quản hàng hóa cho các lô hàng mắc kẹt tại các cảng biển”. thực tế là nhiều lô hàng gánh chi phí vận chuyển lên tới 20.000 USD/container, đẩy giá hàng hóa tăng cao. Trong 1 năm, VASEP nhận thông báo từ hàng loạt các hãng vận tải container về tăng phụ phí đối với container từ Việt Nam tới các thị trường xuất khẩu, bao gồm tới châu Á. Ngoài tăng phụ phí, một số hãng vận tải cũng thông báo tăng phụ phí trong mùa cao điểm khoảng 150 – 450 USD/container.
Việt Nam, giống nhiều nước khác, đang điều chỉnh các chuỗi giá trị để phù hợp với hoàn cảnh. Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, nguyên viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, cho biết tất cả các nước đều đang tránh phụ thuộc vào một thị trường hoặc một nguồn nguyên liệu thô. Phần lớn các nước đều đang nỗ lực mở rộng thị trường nội địa, ngay cả những thị trường với các chuỗi giá trị rất sâu như Trung Quốc cũng đang tìm cách củng cố các thị trường nội địa. Đồng thời, các nước cũng đang chủ động hơn trong tự cung tự cấp nguyên liệu thô, qua đó tăng khả năng tự cung tự cấp thành phẩm. Ngoài trừ các hàng hóa đặc biệt, phần lớn các nước đều tìm cách đa dạng hóa các chuỗi giá trị khác nhau, và ông Sơn cho rằng đây là một bài học cho Việt Nam.
Tuy nhiên, cước vận tải container vẫn tăng – cũng là do tình trạng tắc nghẽn tại các cảng – từ đầu năm 2021 tới nay, gây ra mất cân đối nghiêm trọng nhu cầu và năng lực vận chuyển. Tình trạng hủy chuyến cũng tăng, bất chấp các khuyến nghị từ Tổng cục Hàng hải Việt Nam tới các hãng tàu về cước vận chuyển, các cam kết lịch trình và mua đảm bảo chỗ trên các tàu và container.
Theo thống kê từ Hiệp hội Logistics Việt Nam, từ tháng 6 – 8/2021, cước vận chuyển đường biển trung bình tăng khoảng 3,5 lần, đặc biệt là cước vận chuyển từ châu Á tăng 3 – 4 lần, tuyến châu Phi tăng 3 – 4 lần và tuyến châu Âu tăng 5 – 6 lần về chi phí. Giáng sinh và dịp năm mới hiện đang làm tăng mạnh nhu cầu vận chuyển và cước vận chuyển có thể tiếp tục tăng trong quý 4. Theo thống kê từ nhà chức trách cảng tại thành phố Hồ Chí Minh, trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng lưu lượng hàng hóa qua cảng ước đạt hơn 127 triệu tấn, tăng hơ 5% so với cùng kỳ năm 2020.
Vào cuối năm 2021, lưu lượng hàng hóa qua các cảng dự báo tăng do nền kinh tế dần phục hồi. Ông Nguyễn Phương Nam, phó tổng giám đốc Tân Cảng Sài Gòn, cảnh báo rằng tình trạng tắc nghẽn hàng hóa sẽ tái diễn khi đại dịch được kiểm soát và hàng chục ngàn doanh nghiệp quay trở lại sản xuất để bù đắp thời gian bị mất. “Giải pháp cơ bả là tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp nhanh chóng đưa hàng hóa rời khỏi các cảng và chuẩn bị các cơ chế trong trường hợp hàng hóa bị tắc nghẽn”, ông Nam cho hay.
Các nhà vận chuyển Việt Nam hy vọng cước vận chuyển và thuê container sẽ giảm sau khi CMA-CGM, một công ty vận tải của Phsp, thông báo các cam kết hồi thngs 9 về việc không tăng phí container với Việt Nam cho tới tháng 2/2022. Chính sách giá sẽ áp dụng với tất cả các tuyến dịch vụ, khách hàng và không có các hợp đồng dài hạn. Tuy nhiên, các xu hướng thị trường cho thấy giá sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2021, theo CMA-CGM dự báo. Công ty cho biết sẽ tìm một chính sách điều chỉnh giá phù hợp để đảm bảo lợi ích của các khách hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2021, CMA-CGM đã đầu tư vào hơn 360.000 container mới để giải quyết vấn đề thiếu hụt. Với tuyến dịch vụ từ Việt Nam tới Mỹ, doanh nghiệp này sẽ nâng công suất lên 15.000 TEU.
Theo VNS
Bình luận