0

Cấu trúc của xuất khẩu gạo Việt Nam đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các loại gạo GTGT cao và giảm tỷ trọng các sản phẩm gạo cấp thấp.

Từ tháng 7/2019, công ty xuất nhập khẩu LTP đã xuất khẩu nhiều loại gạo Việt Nam từng thắng các giải thưởng quốc tế sang thị trường EU. Mặc dù gạo không phải là thực phẩm thiết yếu của các cư dân EU, ngừoi tiêu dùng EU đã quen với gạo thơm Thái Lan trong 30 năm qua. Trong 2 năm qua, họ đã dần làm quen với gạo thơm Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Hiển, giám đốc công ty xuất nhập khẩu LTP, chất lượng gạo thơm Việt Nam không ổn định. Phát biểu tại một hội thảo, ông Hiển cho biết: “Tôi hy vọng chất lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sẽ ổn định và không chỉ tốt cho vài đơn hàng ban đầu. Tình trạng này khiến nhiều người thất vọng với gạo Việt Nam, trong khi chất lượng gạo Thái Lan được đảm bảo ổn định về chất lượng nên các nhà nhập khẩu sẵn sàng trả giá cao cho gạo Thái Lan. Gạo Campuchia cũng đang dành được vị thế vững chắc trên thị trường châu Âu sau 10 năm”.

Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về diện tích trồng lúa và đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo. Gạo Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 15 nước và vùng lãnh thổ, và chiếm 10,48% thị phần thị trường gạo toàn cầu trong giai đoạn 2017 – 2020. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam chủ yếu tập trung vào các nước trong khu vực (Philippines, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Singapore”, và đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ các loại gạo tương đồng từ Thái Lan, Ấn Độ và Campuchia.

Theo Bộ Công thương, sản lượng lúa trong giai đoạn năm 2017 – nửa đầu năm 2021 đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Diện tích trồng lúa giảm dần nhưng năng suất tiếp tục đà tăng nên sản lượng lúa được duy trì ổn định ở mức 27 – 29 triệu tấn hàng năm. Tiêu dùng nội địa chiếm khoảng 77,99% sản lượng lúa. Xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng 1,18 lần trong 4 năm, từ năm 2017 – 2020. Giá trị xuất khẩu gạo tăng từ 2,633 tỷ USD năm 2017 lên 3,12 tỷ năm 2020. Cấu trúc gạo xuất khẩu của Việt Nam đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm gạo GTGT cao và giảm tỷ trọng các sản phẩm gạo cấp thấp.

Tuy nhiên, Bộ Công thương thừa nhận rằng chất lượng gạo xuất khẩu không cao và ổn định. Tỷ trọng các sản phẩm gạo đạt các tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP vẫn thấp, chỉ khoảng 50%. Do kiểm soát kém về an toàn thực phẩm và khả năng truy xuất nguồn gốc, chất lượng các sản phẩm xuất khẩu không cao, khiến gạo Việt Nam khó mở rộng thị phần trên các thị trường có rào cản kỹ thuật cao như Mỹ, EU, Nhật Bản. So với gạo cùng loại từ Thái La, gạo xuất khẩu Việt Nam kém hơn về chất lượng và an toàn thực phẩm.

Chương trình tái cấu trúc ngành gạo tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030 đặt mục tiêu 20% gạo Việt Nam xuất khẩu có logo và thương hiệu đến năm 2020, nhưng mục tiêu này vẫn chưa đạt được. Báo cáo triển vọng nông nghiệp thường niên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) cảnh báo: “Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan sẽ tiếp tục dẫn dắt thương mại gạo toàn cầu nhưng Campuchia và Myanmar dự báo sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xuất khẩu gạo toàn cầu”. Đặc biệt, báo cáo nhấn mạnh: “5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới sẽ mất thị phần vào tay các nước kém phát triển hơn tại châu Á, đặc biệt là Campuchia và Myamar, do những nước này đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế”.

Bộ Công thương đang phát triển “Cheién lược phát triển thị trường gạo Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn 2035”. Trong chiến lược này, ngoài duy trì vị thế là 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới cùng với Ấn Độ và Thái Lan, Bộ Công thương quyết tâm nâng chất lượng gạo Việt Nam, với Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) là hộ chiếu cho gạo Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường này. Thực tế là gạo ST24 và St25 của Việt Nam đã được vinh danh là các loại gạo ngon nhất thế giới các năm 2019, 2020, đã mang tới cho Việt Nam nhiều khách hàng mới.

EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, mở ra cánh cửa vào thị trường EU cho các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam nói chung, gạo nói riêng. Đối với các sản phẩm gạo, eU cam kết hạ thuế xuống còn 0% sau 3 – 5 năm. Trong khi đó, hai nhà cung cấp gạo lâu năm cho thị trường EU là Campuchia và Myanmar là đối tượng chịu thuế cho tới cuối năm 2021 với mức thuế lần lượt là 175 Euro/tấn năm 2019, 150 Euro/tấn năm 2020 và 125 Euro/tấn năm 2021.

Bộ Công thương đặt mục tiêu tới năm 2035, tỷ lệ gạo trắng cấp thấp và trung bình sẽ chiếm không hơn 10%; gạo trắng chất lượng cao chiếm khoảng 22%; gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản khoảng 45%, gạo nếp chiếm khoảng 15%; và các phụ phẩm ngành gạo chiếm khoảng 8%. Bộ cũng đặt mục tiêu dần giảm xuất khẩu gạo hàng hóa nhưng duy trì ổn định và tăng giá trị xuất khẩu; đồng thời tăng tỷ trọng gạo xuất khẩu trực tiếp lên 60% giá trị xuất khẩu.

Theo VNS

Admin

Giá gạo tăng vọt gieo cả hy vọng lẫn rắc rối cho nông dân Thái Lan mắc nợ

Bài trước

Diện tích trồng lúa của Ấn Độ tăng do giá cao, gieo trồng bông chậm lại

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc