0

Sản xuất rau của Trung Quốc về cơ bản diễn ra bình thường và nước này có đủ lúa mỳ để đáp ứng nhu cầu trong 1,5 năm, theo tuyên bố của các nhà chức trách Bộ Nông nghiệp – một nỗ lực khẳng định trước công chúng rằng người dân không cần lo về khả năng thiếu hụt. Nhiều người tiêu dùng đã tăng mua tích trữ hàng thiết yếu trong tuần này sau khi Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra khuyến nghị người dân nên đảm bảo họ có đủ hàng thiết yếu tại nhà “phòng trường hợp khẩn cấp”. Các siêu thị tại nhiều thành bố trên khắp cả nước cho biết bột mỳ, gạo và các hàng hóa thực phẩm khác nhanh chóng hết sạch.

Bất chấp đợt tăng giá bất thường nhiều loại rau, bao gồm rau chân vịt, rau xà lách và các loại rau lá khác do thời tiết cực đoan, diện tích và sản lượng nhiều loại rau khác vẫn tăng nhẹ, theo cục trưởng Cục Thị trường và Thông tin thuộc Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thôn Tang Ke cho hay. “Tổng nguồn cung đủ nên người tiêu dùng không cần lo lắng”, ông khẳng định. Sản lượng rau của Trung Quốc ươcs đạt 750 triệu tấn trong năm 2021, tăng 1% so với năm 2020, ông Tang cho biết thêm, có khả năng cung cấp 1,5 kg/ngày/người. Dù vậy, ông Tang cho biết các nỗ lực vẫn đang được chính phủ Trung Quốc đưa ra nhằm đảm bảo có đủ nguồn cung rau: chính phủ yêu cầu các nhà sản xuất lớn mở rộng sản lượng và các nhà kính bỏ không tại khu vực miền bắc nối lại vận hành.

Nguồn cung ngũ cốc, thịt lợn dồi dào

Cả sản lượng lúa gạo và lúa mỳ đều tăng trong năm 2021 và sản lượng cả hai loại ngũ cốc thiết yếu này của Trung Quốc đều vượt tiêu dùng, theo Cục trưởng Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thôn Trung Quốc Liu Lihua.

Trung Quốc cũng có rất nhiều ngũ cốc trong các kho dự trữ chính phủ, bà cho biết thêm, với dự trữ lúa mỳ đủ cho tiêu dùng trong 1,5 năm. Trung Quốc cũng chế biến đủ mì gạo 1 ngày để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng toàn quốc cho 2 ngày. “Ngay cả khi đại dịch COVID-19 diễn biến tồi tệ như năm 2020 thì nguồn cung ngũ cốc tại các siêu thị vẫn dồi dào”, bà Liu cho biết. Tuy nhiên, tiến độ sản xuất vụ lúa mỳ năm tới đang diễn ra rất chậm chạp tại miền bắc do mưa lớn khắp miền bắc vào mùa thu khiến nhiều cánh đồng vẫn ngập trong nước. Tính tới ngày 3/11, Trung Quốc đã xuống giống được 83% mục tiêu diện tích trồng lúa mỳ, thấp hơn 3,4 điểm phần trăm so với thông thường, bà Liu cho biết, mặc dù tình hình đang cải thiện.

Tuy nhiên, nước này đang đối diện với tình trạng dư cung thịt lợn, khi quy mô chăn nuôi lợn cao hơn 6% so với thông thường, theo cục phó Cục Chăn nuôi và Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp Chen Guanghua. Trung Quốc có 45,6 triệu lợn nái tính tới cuối tháng 6, cao hơn 2% so với cuối năm 2017, năm cuối cùng trước khi đại dịch tả lợn diễn ra. Tình trạng dự thừa tăng lên 10% đến tháng 8, theo dữ liệu chính phủ, nhưng chính phủ đã kêu gọi nông dân giết mổ bớt đàn lợn nái không còn năng suất cao. Dù vậy, quy mô đàn lợn nái sẽ chưa quay trở lại mức “hợp lý” cho tới năm 2022, theo bà Chen – người kêu gọi nông dân “không mù quáng đánh cược vào triển vọng thị trường bởi giá lợn đang tăng”.

Theo Reuters

Admin

Năm 2018 đầy biến động của thương mại thịt gia cầm thế giới, triển vọng năm 2019 ra sao?

Bài trước

Những vết nứt sâu trong tiêu dùng của Ấn Độ 

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc