Xu hướng và dự báo

Năm 2018 đầy biến động của thương mại thịt gia cầm thế giới, triển vọng năm 2019 ra sao?

Việc đưa 20 nhà máy chế biến thịt xuất khẩu của Brazil ra khỏi danh sách cho phép nhập khẩu của EU gây ra biến động lớn cho thương mại thịt ức gà toàn cầu, các nhà phân tích nhận định.

EU là thị trường nhập khẩu thịt ức gà lớn duy nhất trên thế giới, do các thị trường tiêu dùng lớn khác như Mỹ, Canada và Úc ít nhiều đóng cửa hơn đối với nhập khẩu thịt ức gà. Việc đưa các nhà máy này ra khỏi danh sách đăng ký xuất khẩu sang EU diễn ra cùng lúc với việc Saudi Arabia triển khai các tiêu chuẩn halal mới, ngăn nhập khẩu thịt gia cầm.

Ngành gia cầm Brazil cũng bị ảnh hưởng nặng nề do giá TACN nội địa tăng khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang bởi Trung Quốc quay sang nhập khẩu mạnh nguồn đậu tương Mỹ Latin, đẩy giá TACN nội địa tại các nước này tăng. Tuy nhiên, bất chấp áp lực xuất khẩu sang EU và Saudi Arabia giảm, các nhà phân tích cho rằn Brazil có thể tìm cách tăng xuất khẩu sang các thị trường khác như Trung Quốc, UAE và Hàn Quốc.

Rabobank nhận định thị trường thịt gia cầm thế giới sẽ tiếp tục biến động mạnh trong nửa đầu năm 2019, với các yếu tố như nguồn cung protein động vật khác tăng lên – ví dụ sản xuất thịt lợn và thịt bò Mỹ, sẽ có thẻ gây ra tình trạng dư cung thịt – gây áp lực lên giá và các luồng thương mại toàn cầu trong những tháng tới.

Tái cân bằng các thị trường địa phương và quốc tế

Với các điều kiện biến động mạnh như vậy, hạn chế nguồn cung để giúp các thị trường cân bằng là điểm mấu chốt; và các khu vực tham gia thương mại, như Mỹ, EU và Thái Lan nên học hỏi các thành công mà Brazil, Nam Phi và Nga đã áp dụng.

Rabobank nhấn mạnh: “Việc ngành chăn nuôi gia cầm Brazil giảm 2% sản lượng trong năm 2018 là một bước quan trọng để tái cân bằng các thị trường quốc tế và địa phương. Điều này nghĩa là giá thịt gia cầm quý 4/2018 phục hồi và đóng góp quan trọng cho sự phục hồi giá nửa đầu năm 2019. Đây có thể là một ví dụ cho các ngành chăn nuôi gia cầm tại EU và Thái Lan, hiện đang gặp áp lực giảm giá mạnh do dư cung. Tại EU, áp lực giảm giá đến từ việc mở rộng sản xuất mới tại Đông Âu cộng với nguồn cung tăng nhanh trong thời gian ngắn các sản phẩm gia cầm đông lạnh từ Brazil. Các nước khác như Nga, Nam Phi, Indonesia và Ấn Độ hiện đang hưởng lợi nhờ chiến lược nguồn cung có kỷ luật hơn và hiện đang báo cáo các mức lợi nhuận lớn”.

Tình hình thị trường thịt gia cầm đến quý 1/2018:

Dự báo phục hồi trong nửa cuối năm 2019

Tuy nhiên, Rabobank nhận định thị trường thịt gia cầm sẽ phục hồi dần trong nửa cuối năm 2019. Trung Quốc sẽ là đầu tàu cho sự phục hồi này, chủ yếu do ảnh hưởng của dịch tả lợn có thể thúc đẩy giá gà thịt tại Trung Quốc tăng và một bộ phận người tiêu dùng chuyển từ tiêu dùng thịt lợn sang thịt gà.

Thương mại thịt gia cầm thế giới sẽ có thể tập trung hơn vào Trung Quốc trong nửa cuối năm 2019 do sản xuất thịt gà Trung Quốc sẽ gặp rào cản do nguồn cung gà giống tại nước này thấp. Các nước có thể cung ứng gà giống cho Trung Quốc đang hưởng lợi từ tình trạng này, như Brazil và các nước Đông Âu, bao gồm Nga, nước vừa mới được mở cửa tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Biến động khó lường do các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc thiếu chắc chắn và áp lực dịch cúm gia cầm vẫn tiếp diễn. Cả hai yếu tố này có thể thay đổi cục diện thị trường thịt gia cầm, đặc biệt là khi kết hợp với sự trở lại của thịt gà Mỹ trên thị trường thịt gà Trung Quốc mà Rabobank cho rằng sẽ là một yếu tố lớn trong các luồng thương mại quốc tế.

Theo Food Navigator Asia
Admin

Đừng lo: Trung Quốc có rất nhiều rau và ngũ cốc

Bài trước

Ấn Độ dự báo tăng trưởng kinh tế 2024/25 là 6,4%, chậm nhất trong bốn năm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc