Tăng trưởng nuôi tôm toàn cầu đang là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng thị trường bột cá, theo dữ liệu mới công bố của IFFO, thể chế thương mại quốc tế đại diện cho ngành các nguyên liệu từ biển.
Trong cuộc họp thường niên, vừa diễn ra theo định dạng trực tuyến từ ngày 19 – 21/10, các chuyên gia IFFO cho hay nhu cầu bột cá tiếp tục được dẫn dắt bởi ngành nuôi tôm, đặc biệt tại châu Á và Nam Mỹ. Ngành tôm phục vụ xuất khẩu của Ecuador, với sản lượng thấp kỷ lục vào năm 2000, đã tăng trưởng 564% từ năm 2006 – 2020, một xu hướng được dự báo sẽ tiếp tục. Ngành thức ăn cho thú nuôi tại châu Á và ngành thịt lợn tại Trung Quốc, cũng là những yếu tố tác động lớn nhất trong tăng trưởng tương lai của thị trường bột cá. Ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc đang phục hồi từ các đợt bùng phát dịch tả lợn, mặc dù giá lợn sống hiện đang giảm mạnh tại nước này, có thể làm giảm động lực tăng trưởng.
Các công ty châu Á tiêu dùng hơn 70% sản lượng bột cá toàn cầu trong năm 2020, chủ yếu nhờ ngành nuôi trồng thủy sản, chiếm đến 86% tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng cao nhất ghi nhận trong ngành TACN lợn tại Trung Quốc và trong ngành sản xuất thức ăn cho thú nuôi trên toàn cầu, mặc dù lợn chỉ chiếm chưa đến 9% tổng thị phần thị trường bột cá, và thức ăn cho thú nuôi chỉ chiếm vài phần trăm.
Peru là nước xuất khẩu bột cá chính trong năm 2020, chiếm tới 27% thị phần; trong khi Chile đứng thứ 2 với chỉ 9% tị phần. Trung Quốc là nước nhập khẩu đơn lẻ lớn nhất thế giới với 1,4 triệu tấn, chiếm 41% thị phần nhập khẩu toàn cầu. Thực trạng này dự báo không thay đổi trong năm 2022, theo giám đốc nghiên cứu thị trường IFFO Enrico Bachis. Ông Bachis cho biết trong ngành nuôi trồng thủy sản, các loại giáp xác chiếm 28% tiêu dùng bột cá, các loại thủy sản nước ngọt, bao gồm tôm tiêu dùng 23%, thủy sản biến chiếm 21% và các loại cá hồi chiếm 14%. Tiêu dùng bột cá trong nuôi cá rô phi chiếm chưa đến 5%.
Tính tới tháng 8, sản lượng bột cá tăng 6,5% và sản lượng dầu ca tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020. Peru, Chile và Ấn Độ là các động lực tăng trưởng chính trong sản xuất bột cá và dầu cá, theo báo cáo của IFFO. Thảo luận nhóm của IFFO cũng bao quát dự báo tương lai của các loại thực phẩm có nguồn gốc đại dương, các hiệu ứng của biến đổi khí hậu, các xu hướng thị trường, dinh dưỡng, giá trị sức khỏe và sinh trưởng từ cá, các nguyên liệu mới, và tính bền vững, bao gồm vấn đề khai thác thủy sản phi pháp, chưa được quy định và không được báo cáo.
Chuyên gia ngành thủy sản khai thác và nuôi trồng của FAO Manuel Barange ki nói về biến đổi khí hậu, đã nhấn mạnh tác động lên ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản. “Biến đổi khí hậu về cơ bản là một nhân tố gián đoạn”, ông cho hay. “Nuôi trồng thủy sản rất dễ tổn thương và sẽ bị tác động, nhưng có thể thích ứng, ngay cả khi có thể rất tốn kém”. Ông Barange cho biết sự ấm lên của đại dương sẽ là nguyên nhân làm giảm 4,1% năng suất bền vững tối đa trong 80 năm qua và tiềm năng khai thác tối đa giảm tới 12% đến năm 2050, với sự khác biệt lớn theo địa lý. Ông cảnh báo biến đổi khí hậu sẽ làm gián đoạn toàn bộ chuỗi giá trị thủy sản, từ thể chế và các hệ thống quản lý, thông qua vận hành khai thác thủy sản, chế biến, các thị trường và tiêu dùng. Giảm nhẹ và thích ứng sẽ là yếu tố quan trọng để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu.
Tổng giám đốc IFFO Petter Johannessen cho biết ông rất lạc quan về tiềm năng của “thực phẩm nguồn gốc đại dương”, tức là các loại thực phẩm từ môi trường đại dương. Ông Johannessen dẫn nghiên cứu do Blue Foods Assessment tiến hành, một sáng kiến quốc tế từ High-Level Panel cho Sustainable Ocean Economy (Nền kinh tế Đại dương Bền vững), gần đây đã hoàn thiện 2 năm nghiên cứu vai trò của thực phẩm nguồn gốc đại dương để tạo ra các hệ thống thực phẩm lành mạnh, bền vững, công bằng. Nghiên cứu Blue Foods Assessment phát hiện ra quản lý tốt hơn và đổi mới công nghệ có thể giúp tăng gấp 6 lần nguồn cung thực phẩm từ đại dương so với mức hiện tại.
Ông Johannessen cho biết ngành bột cá cần làm tốt hơn việc tự kết nối vào sự phát triển của ngành thực phẩm nguồn gốc đại dương và tham gia vào truyền đạt thông điệp từ thực phẩm nguồn gốc đại dương. “Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng thực phẩm nguồn gốc đại dương nắm giữ giải pháp cho giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu”, ông cho hay. “Nhu cầu đối với thủy sản dự báo tăng gấp đôi đế năm 2050. Do thủy sản là nguồn có hạn, chúng ta đều biết rằng nhu cầu tăng lên sẽ phụ thuộc vào tăng trưởng nuôi trồng thủy sản. Thật ấn tượng khi nghĩ rằng 1kg nguyên liệu thô từ biển thì sản xuất được 5kg thủy sản nuôi”.
Chủ tịch IFFO Anne Mette Baek cho biết ngành cũng có thể làm tốt hơn trong việc giữ phụ phẩm ngoài luồng bị lãng phí. Các phụ phẩm chiếm tới 1/3 bột cá và dầu cá, bà Baek cho biết, nhưng ngành có thể cải thiện vấn đề này. “Tăng trưởng đến từ ngành nuôi trồng thủy sản sẽ mạnh hơn rất nhiều, khi chính ngành này cũng tạo ra nhiều phụ phẩm, do đó giảm áp lực cho môi trường trên cạn”, bà cho hay.
Sử dụng nguyên liệu thô từ biển, bao gồm các lựa chọn mới hơn như thủy sản từ vùng biển khơi trung hoặc thủy sản tế bào, đòi hỏi cách tiếp cận hợp nhất dưới những lăng kính của tính bền vững, theo chủ tịch mới của Global Roundtable on Marine Ingredients là Árni M. Mathiesen. Thảo luận bàn tròn nhằm mục tiêu giải quyết những vấn đề chi tiết, nhằm đạt đồng thuận về tương lai của nguyên liệu biển. Ông Mathiesen kêu gọi đánh giá toàn diện vòng đời của tất cả các sản phẩm sử dụng trong việc tạo ra các nguyên liệu từ biển, một dự án nên đưcọ đánh giá qua lăng kính tổng hợp. “Chúng tôi đang có khả năng đối mặt với một cuộc khủng hoảng protein và vai trò của thủy sản đang trên đà tăng”.
Theo Seafood Source
Bình luận