0

Giá trị xuất khẩu rau quả năm 2020 đạt 3,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu trái cây đạt 80%. Trong nhiều năm, diện tích trồng cây ăn quả tăng mạnh nhưng đối mặt với nhiều thách thức từ các đối thủ cạnh tranh trên khắp thế giới cũng như ngay tại nước nhập khẩu – vốn cũng tăng diện tích các vườn cây ăn quả và áp dụng công nghệ hiện đại nhất trong trồng trọt.

Theo thống kê, trái cây Việt Nam đã được xuấtkhẩu tới 60 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Hiện có khoảng 1.749 khu vực trồng trái cây tươi trên cả nước được cấp mã xuất khẩu và 1.200 mã được cấp cho các cơ sở đóng gói trái cây tươi cho xuất khẩu. Hiện nay, giá trị thương mại trái cây tươi toàn cầu đạt khoảng 240 tỷ USD hàng năm, trong khi giá trị các sản phẩm trái cây chế biến khoảng 270 tỷ USD hàng năm. Do đó, có thể nói rằng dư địa vẫn còn rất lớn cho ngành trái cây Việt Nam phát triển, đặc biệt khi Việt Nam đã tham gia nhiều thỏa thuận thương mại tự do (FTAs).

Ông Đặng Phúc Nguyên, tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), cho biết trong năm 2021, Việt Nam đã tận dụng tốt hội nhập kinh tế quốc tế với EU thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA), với Anh và Bắc Ireland thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Anh – Việt Nam (UKVFTA). Rau quả trong nước cũng có cơ hội rất tốt để thâm nhập vào thị trường EU sau khi EU cam kết giảm mạnh 94% trong tổng số 547 dòng thuế đối với các sản phẩm này. Giá trị xuất khẩu trái cây Việt Nam sang các thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản tăng hàng năm mặc dù lượng xuất khẩu vẫn thấp.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực này dự báo Việt Nam sẽ đối mặt nhiều thách thức lớn trong thời gian tới. Ông Đặng Phúc Nguyên phân tích rằng nông dân Trung Quốc đã trồng thành công thanh long ruột đổ; do đó, Việt Nam chỉ có thể xuất khẩu thanh long ruột trắng sang Trung Quốc. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu thanh long của Việt Nam khoảng 1,1 tỷ USD, chiếm tới 30% tổng giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam. Hơn nữa, nông dân Trung Quốc không chỉ tròng thanh long mà còn cả các cây cho thu hoạch trái nhanh khác như xoài, chuối để dần hạn chế nhập khẩu. Diễn biến này tác động tiêu cực lên xuất khẩu các loại trái cây này sang thị trường Trung Quốc.

Theo đại diện của Vinafruit, nhiều nước nhiệt đới bắt đầu trồng trái cây cho xuất khẩu và sẽ trở thành những đối thủ cạnh tranh rất mạnh của Việt Nam. Ví dụ, trong vài năm qua, Campuchia tăng diện tích trồng xoài và chuối để xuất khẩu sang Trung Quốc và dần chiếm thị phần của Việt Nam. Campuchia cũng đang mở rộng diện tích trồng thanh long. Tương tự, nông dân tại Thái Lan, Malaysia và Đài Loan cũng trồng thanh long cho xuất khẩu. Ngoài ra, trái cây Việt Nam cũng đối mặt nhiều thách thức lớn trên các thị trường Mỹ, EU và Anh do các nước Nam Mỹ cũng trồng trái cây nhiệt đới cho xuất khẩu và chi phí vận chuyển sang Mỹ rẻ hơn nhờ khoảng cách địa lý thuận lợi hơn. Nhiều nước Nam Mỹ đang tập trung vào xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, áp dụng công nghệ hiện đại trong thu hoạch và bảo quản; do đó năng suất và chất lượng có thể đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu ở mức cao.

Nhiều chuyên gia nông nghiệ p thẳng thắn cho biết trong nhiều năm qua, Thái Lan đã vượt trội về chất lượng, đóng gói, thiết kế nhờ tập trung vào khoa học công nghệ và năng lực bảo quản và chế biến. Thái Lan có thể bảo quản trái cây bóc vỏ như vải, xoài trong 50 – 60 ngày cho xuất khẩu.

Việt Nam cần tăng đầu tư vào công nghệ sau thu hoạch để cải thiện khả năng cạnh tranh của nông sản, bao gồm rau quả, trên thị trường thế giới, các chuyên gia nhấn mạnh. Công nghệ thu hoạch và bảo quản yếu dẫn đến suy giảm giá trị. Hơn nữa, trái cây Việt Nam phát hiện nhiễm nhiều vi khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu nên ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín.

Giám đốc LTP Import Export BV Netherlands Phạm Văn Hiền cho biết chính phủ cần hỗ trợ đầu tư vào nghiên cứu giống và các khoản vay ưu đãi để nông dân có thể chuyển sang các phương thức trồng trọt đạt tiêu chuẩn an toàn, giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng bảo vệ cây trồng và quản lý sau thu hoạch để cạnh tranh với các đối thủ trên thé giới.

Phó giám đốc công ty XNK Trái cây Chánh thu Ngô Tường Vy cho biết mặc dù Việt Nam có kế hoạch phát triển các vùng nguyên liệu nhưng không có chế tài xử phạt đối với các diện tích trồng tự phát, trong khi nông dân Thái Lan muốn trồng gì cũng cần xin giấy phép. Nếu trái cây được thu hoạch sớm thì sẽ bị phạt bởi cơ quan chức trách và bị đưa vào hệ thống cảnh báo; do đó, công ty có thể bị đối tác tạm ngừng nhập khẩu.

Ông Lê Thanh Tùng, cục phó Cục Trồng trọt thuộc Bộ NNPTNT cho hay cơ quan đã lên dự thảo dự án “Phát triển cây ăn trái toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn 2030” để quản lý vùng trồng. Theo đó, các vùng trồng trái cây đặc sản sẽ được quy hoạch cho trồng trọt thâm canh và sản xuất theo hướng an toàn. Các cánh đồng lớn này được hình thành theo tiêu chí và các yêu cầu của nước nhập khẩu. Ngoài ra, các chính quyền địa phương sẽ quản lý diện tích trồng bằng số hóa, cấp mã vùng trồng và có chế tài cho các sản phẩm hoặc vùng trồng tự phát. Các vùng trồng xoài đã được cấp mã tại huyện Thanh Bình của tỉnh Đồng Tháp là dự án thử nghiệm đầu tiên.

Theo SGGP

Admin

Lợi nhuận cao thúc đẩy các hoạt động bất hợp pháp trong thương mại sầu riêng của Việt Nam

Bài trước

Rong biển có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của ngành thủy sản

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả