Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 9/10
De Heus, Hùng Nhơn nhận lô lợn giống từ Canada
Dự án nuôi lợn DHN tại Việt Nam – một liên doanh giữa De Heus và Hùng Nhơn – vừa nhận lô lợn cụ kị 1250 đầu tiên từ Canada tới trang trại chăn nuôi tại tỉnh Đăk Lăk. Trang trại này có công suất thiết kế 2.500 lợn cụ kị, được xây dựng vào tháng 9/2020. Mục tiêu của liên doanh là cải thiện năng suất của ngành chăn nuôi lợn Việt Nam và khuyến khích nông dân tái đàn sau đại dịch tả lợn.
Ấn Độ tăng cường phun khử khuẩn COVID-19 trên bao bì thủy sản
Trung tâm Sinh học tế bào và Phân tử có trụ sở tại Hyderabad khuyến nghị phương pháp phun khử khuẩn nhằm loại bỏ COVID-19 trên các bao bì thủy sản đông lạnh xuất khẩu từ Ấn Độ. Hóa chất phun khử khuẩn là 1% sodium hypochlorite, được cho là loại bỏ hoàn toàn virus từ các hộp bìa và các bề mặt mật độ polyethylene thấp. Khuyến nghị này được đưa ra sau khi Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy sản đề xuất trung tâm này giải quyết vấn đề thủy sản Ấn Độ bị từ chối tại Trung Quốc do phát hiện COVID-19 trên bao bì.
PPRS tiếp tục đe dọa chăn nuôi lợn Việt Nam
Mặc dù không phải là một bệnh mới, PPRS tiếp tục là một mối đe dọa đối với các cơ sở chăn nuôi lợn tại Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Minh, giám đốc Dịch vụ Thú y Vet24h, cho biết dù PPRS không phải là một bệnh gây chết vật nuôi nhưng làm gia tăng chi phí chăn nuôi, bao gồm “thuốc thú y, tăng tỷ lệ chết ở lợn mới cai sữa, và và tăng tỷ lệ thay thế lợn nái”, ông cho hay. Các cơ sở nuôi có dưới 20 lợn nái và dưới 100 lợn thương phẩm là nhóm chịu tổn thương mạnh nhất, với tỷ lệ lợn nhiễm bệnh lên tới 20 – 30%.
Dabaco thông báo sẽ sớm có kết quả nghiên cứu vắc xin dịch tả lợn
Nhà sản xuất chăn nuôi lợn khép kín CTCP Tập đoàn Dabaco sẽ sớm thông báo các kết quả nghiên cứu vắc xin ASF vào cuối năm 2021. Trong năm 2020, công ty đã nhận các sinh phẩm từ trung tâm nghiên cứu các bệnh lạ trên vật nuôi của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) để phát triển và nghiên cứu vắc xin. Công ty đã dành một trung tâm nghiên cứu và một phòng thí nghiệm hiện đại cho dự án này. Chủ tịch Dabaco ông Nguyễn Như So cho biết dự án đã ghi nhận một số kết quả tích cực và công ty hy vọng sẽ sớm sản xuất vắc xin thương phẩm.
Thiếu lao động, tăng chi phí gây khó khăn cho ngành chăn nuôi gia cầm Thái Lan
Ngành gia cầm Thái Lan đang đối mặt với hàng loạt thách thức. Công suất sản xuất tại các nhà máy chế biến thịt gà phục vụ xuất khẩu giảm 10% trong tháng 9 do thiếu lao động, các ca nhiễm COVID-19 và chi phí sản xuất tăng. Kukrit Areepakorn, lãnh đạo Hiệp hội các nhà xuất khẩu chế biến gà thịt Thái Lan, cho hay chi phí tăng đến từ nhiều yếu tố: chi phí ngăn ngừa COVID-19, chi phí TACN và cước vận chuyển tăng và giá thịt gà giảm. “Với các thách thức này, các công ty sẽ giảm sản xuất trong nửa cuối năm 2021”. Trong khi một số công ty đã nối lại sản xuất sau khi đóng cửa do COVID-19, họ cần phải hoàn thành các đơn hàng cũ trước khi nhận đơn mới.
Việt Nam ưu tiên tiêm vắc xin để nối lại sản xuất
Việt Nam đang ưu tiên tiêm vắc xin để đẩy nhanh tốc độ mở lại các cơ sở giết mổ và chế biến thịt, thủy sản. Bộ Y tế đồng ý ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân trong các cơ sở này. “Đây là điều kiện tiên quyết để các nhà máy nối lại vận hành sau thời gian đóng cửa kéo dài do COVID-19”, ông Trần Thanh Nam, thứ trưởng Bộ NNPTNT cho hay. Cục Thú y cho hay khoảng 1.800 lò giết mổ hiện đang đóng cửa, gây ra tình trạng tắc đầu ra đối với các cơ sở chăn nuôi nhưng thị trường lại thiếu thịt.
Theo Asian Agribiz
Bình luận