0

Thiếu nguyên liệu đầu vào và lao động, chi phí sản xuất tăng và không thể hoàn thành các đơn hàng với đối tác, tất cả đang đẩy các công ty thủy sản vào thế bế tắc. Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 19 tỉnh thành miền nam là các khu vực sản xuất lớn của ngành thủy sản, chiếm tới 90 – 95% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước. Tuy nhiên, trong 2 tháng giãn cách xã hội, chỉ 30% số nhà máy chế biến thủy sản trong khu vực có thể duy trì sản xuất, vận hành hoạt động theo nguyên tắc 3 tại chỗ. Khoảng 70% doanh nghiệp không thể đáp ứng yêu cầu hoạt động và buộc phải tạm ngừng sản xuất. Do đó, công suất sản xuất trung bình toàn vùng giảm xuống chỉ còn 30 – 35%. Con số này đối với ngành chế biến cá tra thậm chỉ chỉ còn chưa đầy 20%. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu lao động và không đủ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

Đồng thời, chi phí sản xuất tăng mạnh do chi phí cho các biện pháp ngăn ngừa đại dịch rất cao. VASEP báo cáo giá thành sản phẩm theo mô hình hoạt động 3 tại chỗ tăng 10 – 25%, phụ thuộc vào sản phẩm và quy mô chế biến. Ước tính 1 doanh nghiệp có thể gánh chịu thua lỗ tới 30% một tháng nếu duy trì mô hình sản xuất 3 tại chỗ và thậm chí sẽ thua lỗ tới 50 – 55% một tháng nếu phải tạm ngừng sản xuất. Theo hiệp hội, tính tới tháng 7/2021, số đơn hàng xuất khẩu đã tăng 10 – 20% so với năm 2020 nhờ nhu cầu tăng từ một số thị trường.

Tuy nhiên, giãn cách xã hội bắt đầu từ cuối tháng 7 đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng. Do các nhà máy chế biến thiếu nguyên liệu, tỷ lệ chậm giao hàng lên tới 40 – 50% và 10 – 15% số đơn hàng bị hủy. Giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 8/2021 giảm tới 28% so với cùng kỳ năm 2020, rõ ràng phản ánh tác động của đại dịch lên ngành thủy sản. Xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ, bạch tuộc, cua và cá các loại giảm 20 – 33% trong cùng kỳ so sánh. So với tháng 7/2021, khi giá trị xuất khẩu thủy sản vẫn tăng nhờ tích trữ nguyên liệu, giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 8 giảm tới 31%. Trong đó, xuất khẩu tôm giảm 36%, xuất khẩu cá tra giảm 31%, xuất khẩu cá ngừ và các loại cá khác giảm 25%, xuất khẩu bạch tuộc giảm 23%. Xuất khẩu tới tất cả các thị trường trong tháng 8 đều đồng loạt giảm, với mức giảm từ 16 – 50% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu sang Trung Quốc và Nhật Bản giảm 36%, sang EU giảm 32%, trong khi xuất khẩu sang Mỹ và Nga giảm 16%.

Mùa kinh doanh cuối năm

Các công ty thủy sản đều lên tiếng về tình trạng kiệt quệ sau thời gian giãn cách xã hôi kéo dài và cần nối lại sản xuất ngay trong tháng 9. Nếu nối lại sản xuất sau tháng 9 thì họ sẽ không còn cơ hội để ký các đơn hàng cho mùa kinh doanh cuối năm.

Ông Lê Văn Quang, CEO của công ty thủy sản Minh Phú, cho biết thị trường dự báo bùng nổ cuối năm, khi nhu cầu tăng vọt cho các kỳ nghỉ lễ. Khách hàng đang hối thúc công ty giao hàng để họ có thể chào bán kịp lễ Giáng sinh. Nếu công ty không thể giao hàng, khách hàng sẽ hủy đơn và chuyển sang mua hàng từ Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Ông Quang nhấn mạnh nếu công ty mất khách hàng thì sẽ mất từ 3 – 5 năm để khôi phục lại các thị trường. Để duy trì sản xuất và giao hàng đúng tiến độ, doanh nghiệp của ông đã phải áp dụng quy tắc ‘7 xanh’, và tăng giá thu mua nguyên liệu thô để khuyến khích nông dân bắt đầu thả nuôi ngay vào đầu tháng 9.

Ông Hồ Quốc Lực, chủ tịch công ty thực phẩm Sao Ta, cho răng fkhong cần lo lắng về việc mất các thị trường xuất khẩu tiềm năng do các nước đối thủ cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn. Ông ch rằng các doanh nghiệp nên thận trọng khi tăng lực lượng lao động và hy vọng chính phủ ưu tiên tiêm vắc xin cho lao động trong các công ty thủy sản.

Theo VNS

Admin

Thiếu nguồn cung cà phê đủ dẫn đến giá cao

Bài trước

Nguồn cung chè của Anh đối mặt với sự gián đoạn do khủng hoảng Biển Đỏ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản