Gỗ

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm mạnh do bùng phát dịch

0

Sản xuất và xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm mạnh trong những tháng gần đây sau khi tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2021, theo báo cáo từ Bộ NNPTNT. Trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam dạt 8,71 tỷ USD, tăng 62,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, ngành này đang thiệt hại nặng nề khi đợt bùng phát dịch mới nhất diễn ra.

Đợt bùng phát này làm tê liệt những trung tâm sản xuất lớn nhất của ngành chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ, bao gồm các tỉnh miền nam là Bình Dương và Đồng Nai, theo ông Bùi Chính Nghĩa, cục phó Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam thuộc Bộ NNPTNT cho hay. “Chúng ta ghi nhận giảm mạnh xuất khẩu gỗ trong những tháng gần đây. Xuất khẩu trong tháng 6, 7 và 8 giảm tới 16% so với cùng kỳ 3 tháng trước đó. Tháng 8 ghi nhận mức giảm mạnh nhất, khi giảm tới 22% so với tháng 7”, ông Nghĩa cho hay.

Hơn một nửa các nhà sản xuất gỗ tại Việt Nam đã buộc phải đóng cửa hoặc giảm công suất hoạt động kể từ đầu đại dịch, theo báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Tình hình càng tồi tệ hơn khi các chi phí khác, bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí nguyên liệu thô và thuê container bắt đầu cản trở sản xuất sau thời gian dài tăng trưởng nhanh chưa từng có.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho rằng các nhà sản xuất gỗ phải nghiên cứu kỹ lưỡng các rào cản thương mại và dự báo các thị trường để kịp thời phản ứng. “Các doanh nghiệp phải nhìn vào bức tranh lớn và có kế hoạch dài hạn khi chúng ta đang chuyển đổi từ sản xuất lâm nghiệp sang nền kinh tế lâm nghiệp”, ông Doanh nhấn mạnh. Thị trường Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ lớn nhất của việt Nam, theo sau là Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc. Top 5 thị trường này chiếm tổng cộng 90% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Dự báo ngành gỗ tăng trưởng 15% trong năm 2021 nhờ hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực gần đây.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ