0

Châu Âu là thị trường cà phê chứng nhận lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây và trong suốt đại dịch, thị trường này tiếp tục tăng trưởng, chủ yếu là do khuynh hướng tiêu dùng có đạo đức của người tiêu dùng châu Âu. Chứng nhận giúp đảm bảo các tiêu chuẩn xã hội và môi trường trong ngành cà phê châu Âu.

Tính bền vững là mối quan tâm nghiêm túc của cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng cà phê trên thị trường châu Âu. Các tiêu chuẩn chứng nhận thường là một phần chiến lược bền vững của các nhà giao dịch, rang xay và bán lẻ cà phê tại châu Âu, dẫn tới nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê chứng nhận.

Năm 2018 – 2019, doanh số cà phê Arabica chứng nhận Rainforest Alliance tăng 20%. Doanh thu Robusta tăng 12% nhờ nhu cầu tiếp tục tăng trên thị trường châu Âu. Sự kết hợp của Fairtrade và chứng nhận hữu cơ đối với cà phê đang ngày càng phổ biến trên các thị trường tiêu dùng khắp châu Âu. Giai đoạn 2015 – 2019, doanh số cà phê nhân xô toàn cầu có các chứng nhận trên tăng 5.5%/năm, đạt tới 131.000 tấn cà phê nhân xô trong năm 2019.

Tăng trưởng bất chấp đại dịch COVID-19

Nhu cầu đối với cà phê chứng nhận tiếp tục tăng trong đại dịch COVID-19, chủ yếu là do người tiêu dùng châu Âu ngày càng quan tâm tới tiêu dùng có đạo đức. Ngoài ra, tiêu dùng cà phê có nhãn hiệu riêng trong những tháng gần đây cũng giúp thúc đẩy doanh số cà phê chứng nhận. Nhiều nhà bán lẻ châu Âu đang tìm mua cà phê chứng nhận co các thương hiệu có nhãn hiệu riêng của họ. Lidl (Đức) dang phát triển cà phê thương hiệu riêng, có chứng nhận Fairtrade, Rainforest Alliance/UTZ và/hoặc có chứng nhận cà phê hữu cơ. Doanh số sản phẩm có nhãn hiệu riêng tăng trong năm 2020, một phần hờ tăng doanh số tạp hóa trên tất cả các thị trường châu Âu trong suốt đại dịch.

Nhiều siêu thị bước vào phân khúc cao cấp và đang mở rộng sang hàng loạt các sản phẩm cà phê chứng nhận bất chấp đại dịch. Ví dụ, từ đầu năm 2021, hãng bán lẻ chuyên chiết khâu ALDI Nord của Đức đã tung ra dòng cà phê chứng nhận hữu cơ và Fairtrade mang tên Hermanas del Café. ALDO Nord lấy nguồn cà phê này từ HTX La Florida, hỗ trợ phụ nữ tham gia sản xuất cà phê tại Peru. Trong suốt đại dịch, chuỗi đồ ăn nhanh của Anh LEON cũng ra mắt thương hiệu cà phê chứng nhận hữu cơ và Fairtrade, được bày bán tại các cửa hàng Sainsbury trên khắp nước Anh.

Tính bền vững đang ngày trở nên phức tạp

Có một số yếu tố mà những người liên quan đến tính bền vững của ngành cà phê đều đồng thuận. Các yếu tố này yêu cầu nỗ lực hợp tác từ ngành cà phê, các NGO, giới học thuật, các chính phủ và các tác nhân khác. Các yếu tố này bao gồm:

  • Biến đổi khí hậul
  • Thiệt hại về đa dạng sinh học;
  • Bất bình đẳng giới;
  • Giá và biến động giá;
  • Thu nhập đảm bảo mức sống.

Chứng nhận có thể làm được nhiều điều nhưng không thể giải quyết mọi thứ.

Các nhà sản xuất cần cân nhắc kỹ liệu có muốn chứng nhận cho vườn cà phê hay quy trình chế biến hay không. Nhu cầu thị trường đối với cà phê chứng nhận sẽ dần bão hòa nhưng sản xuất và nguồn cung cà phê chứng nhận sẽ tiếp tục tăng. Mặc dù thị trường cà phê chứng nhận đang tăng trưởng, ngày càng nhiều cà phê chứng nhận trên thị trường hơn là bán được nhờ chứng nhận, nghĩa là không phải ai cũng có thể bán cà phê chứng nhận với giá cao.

Theo CBI

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao