0

Báo cáo ngành thịt lợn quý 3/2021 của Rabobank cho biết một số lý do đằng sau giá thịt lợn toàn cầu giảm. Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng trong 4 tháng đầu năm 2021, các đợt bùng phát dịch tả lợn liên quan đến biến chủng mới dẫn tới tình trạng giết mổ hàng loạt tại các khu vực bị ảnh hưởng, dẫn tới nguồn cung thịt lợn tăng vọt trong ngắn hạn. Đây là hệ quả của việc nông dân bán tháo lợn quá cỡ khi họ từ bỏ hy vọng giá tăng trở lại và đua nhau đưa lợn quá cân tới các lò giết mổ, gia tăng áp lực lên nguồn cung từ tháng 4 – 6.

Các đợt bùng phát dịch bệnh liên tiếp nhau tại miền nam và tây nam Trung Quốc hồi cuối tháng 5 dẫn tới một chu kỳ giết mổ lợn thanh lý mới tại các khu vực chịu ảnh hưởng dịch. Nguồn cung tăng đột biến dẫn tới giá giảm mạnh và các kết quả tiêu cực cả về sản xuất vừa thương mại trong nửa đầu năm 2021, với dự báo nhập khẩu thịt lợn quý 3/2021 ở mức thấp. “Trong khi chúng tôi dự báo giá lợn sống và giá thịt lợn sẽ tăng trong quý 3, tồn kho thịt lợn đông lạnh ở mức cao sẽ gây áp lực giảm giá. Chúng tôi cho rằng tình trạng giảm nhập khẩu tại Trung Quốc trong những tháng tới sẽ làm giảm tổng kim ngạch nhập khẩu thịt lợn năm 2021 so với mức cao kỷ lục hồi năm 2020 khoảng 10 – 20%”, theo bà Chenjun Pan, trưởng ban phân tích ngành protein động vật tại Rabobank. “Điều này sẽ dẫn tới tái phân phối thương mại thịt lợn trên thị trường toàn cầu và gây ra áp lực giảm giá thịt lợn tại các nước xuất khẩu”.

Giá, tính sẵn có và chi phí vận chuyển tiếp tục là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi xét tới tác động của nhu cầu từ Trung Quốc giảm, theo nhà phân tích trên. Nhu cầu tăng từ các thị trường khác như Philippines và Việt Nam có thể phần nào bù đắp suy giảm xuất khẩu sang Trung Quốc.

Chi phí TACN duy trì ở mức cao

Châu Âu ghi nhận tăng trưởng mạnh sản xuất, với mức tăng 5% trong 4 tháng đầu năm 2021, do những đình trệ trong hoạt động giết mổ hồi cuối năm 2020 và cân nặng lợn giết mổ tăng, theo Rabobank cho biết. “Tuy nhiên, chi phí TACN cao và xuất khẩu giảm sẽ làm hạn chế tăng trưởng sản xuất trong quý 3/2021. Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm nhẹ từ tháng 4, được bù đắp bởi xuất khẩu tăng mạnh sang Việt Nam và Philippines. Các ổ dịch tả lợn mới tại Đức cũng đang chồng chất thêm rủi ro cho thị trường”.

Sau khi chạm mức cao kỷ lục hồi giữa tháng 6, giá lợn sống tại Mỹ giảm, ổn định ở cán cân cầu mạnh và sản xuất giảm. “Thiệt hại do dịch bệnh, cân nặng lợn giết mổ nhẹ hơn và chi phí TACN cao sẽ làm giảm động lực sản xuất trong nửa cuối năm 2021. Giá thịt lợn vẫn cao hơn nhiều so với dự báo do nhu cầu thịt thăn và thịt xông khói vẫn cao. Xuất khẩu giảm nhẹ trong tháng 5/2021, đặc biệt là mức giảm xuất khẩu sang Trung Quốc vượt mức tăng xuất khẩu sang Mexico, Canada, và Nhật Bản”. Sản xuất thịt lợn Brazil khởi động khá tích cực hồi đầu năm 2021 do các kết quả kinh doanh tốt trong năm 2020, chủ yếu nhờ xuất khẩu. Nhưng chi phí TACN cao sẽ làm yếu đi động lực tăng trưởng sản xuất trong những tháng tới tại một số khu vực, theo dự báo của Rabobank. “Về nhu cầu, tăng giá thịt bò trong những tháng đầu năm 2021, theo sau là các biến động thời tiết thuận lợi cho tiêu dùng thịt gà và thịt lợn”.

Theo Feed Navigator Asia

Admin

Rabobank: Nông dân sản xuất sữa nên thận trọng trong thay đổi công thức TACN để giảm chi phí

Bài trước

Lợi nhuận các công ty chăn nuôi bị bào mòn do giá TACN tăng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt