Chi phí TACN tăng cao kỷ lục và các vấn đề liên quan tới thời tiết đang tác động trực tiếp tới biên lợi nhuận của nông dân sản xuất sữa trên khắp 7 khu vực sản xuất sữa lớn, theo các nhà phân tích tại Rabobank nhấn mạnh trong báo cáo sữa toàn cầu quý 2/2022. Lần đầu tiên kể từ năm 2016, sản lượng sữa tại các khu vực này giảm so với năm trước đó trong 3 quý liên tiếp, theo báo cáo cho hay. “Quy mô chăn nuôi bò sữa toàn cầu suy giảm hoặc đang đối mặt với nhiều rào cản tăng trưởng, ngày càng khó để sản lượng sữa bật tăng trở lại sau tình trạng suy giảm như hiện nay. Nếu giá hàng hóa yếu đi kéo theo giá cổng trại giảm trong những quý tới thì càng kìm chế phục hồi sản xuất”, theo Rabobank.
Kịch bản tng trưởng sản lượng sữa và chi phí TACN vẫn đang rất khó khăn. Các nhà sản xuất trên toàn cầu đang đối mặt với giá ngô và đậu tương ngày càng tăng, cùng với diễn biến thời tiết tiêu cực tại một số khu vực, đặc biệt là châu Đại dương và Nam Mỹ. VÀ chi phí TACN dự báo tiếp tục tăng trong niên vụ 2022/23, theo các nhà phân tích dự báo. “Các báo cáo thị trường hàng hóa nông sản cập nhật gần đây cho thấy dự báo giá ngô CBOT giảm nhẹ so với báo cáo trước nhưng vẫn xấp xỉ mức cao kỷ lục. Ngô dự báo đạt đỉnh giá trong quý 2/2022 và tiếp tục duy trì ở mức trên 700 USD/giạ tới ít nhất quý 2/2023. “Đồng thời, triển vọng giá đậu tương vẫn là thách thức đối với nông dân sản xuất sữa khi dự báo giá đậu tương CBOT cho thấy sẽ neo trên mức 1.500 USD/giạ trong 12 tháng tới”.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài dai dẳng đang càng gây thêm áp lực chi phí. “Cuộc chiến tại Ukraine tiếp tục gây áp lực lên giá ngũ cốc và hạt có dầu, do nguồn cung xuất khẩu ngô và hạt hướng dương rất lớn từ Ukraine đang không thể tiến ra thị trường thế giới. Xuất khẩu phân bón và các loại ngũ cốc từ Nga và Belarus bị hạn chế cũng góp phần khiến chi phí TACN tiếp tục tăng, gây áp lực lên chi phí sản xuất”.
TACN tự chế hay mua đầu vào?
Các trang trại đang tự sản xuất TACN sẽ ở vị thế tốt hơn so với những nhà sản xuất phụ thuộc vào TACN mua sẵn, theo Rabobank. “Các hợp đồng TACN đáo hạn và tương lai sẽ càng làm gia tăng sự khác biệt, buộc những người mua phải trả mức giá cao hơn. Các nhà sản xuất sẽ liên tục giám sát chi phí nhưng nên thận trọng khi thực hiện những thay đổi để cắt giảm chi phí liên quan đến công thức TACN do rủi ro tác động tiêu cực tới sản xuất loại sữa chất lượng cao”. Áp lực lạm phát cũng sẽ làm giảm nhu cầu tại cả nước giàu và nước nghèo, theo Rabobank phân tích. Người tiêu dùng đang bị thiệt hại nặng nền do lạm phát toàn cầu chưa từng có kể từ thập niên 1970s và làm yếu đi sức mua của người tiêu dùng, càng khiến các nhà chế biến sữa khó chia sẻ gánh nặng chi phí sản xuất sang người tiêu dùng. “Trong khi người tiêu dùng các nước phát triển thường ít co giãn cầu hơn theo giá nhưng lần này, giá nhiên liệu và năng lượng đồng loạt tăng lên, đang kéo theo thay đổi hành vi người tiêu dùng.”"Một số nước như Anh cũng đang triển khai các biện pháp bảo vệ các gia đình thu nhập thấp thông qua trợ cấp 1 lần và giảm giá hóa đơn năng lượng do sức mua yếu đi”.
Dư cung tại Trung Quốc
Trung Quốc đang giảm nhập khẩu do sản xuất nội địa mạnh lên cộng với nhu cầu người tiêu dùng yếu đi do các chính sách ngăn ngừa COVID-19, dẫn tới tồn kho cao, theo báo cáo của Rabobank. “Kim ngạch nhập khẩu tương đương sữa nước, chưa bao gồm whey (LME) giảm 4% trong 4 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021 với một số phân phúc sản phẩm giảm mạnh nhập khẩu, như nhập khẩu whey giảm tới 40% trong cùng kỳ so sánh”. Nhu cầu nhập khẩu sữa ngoài whey dự báo giảm tới 34% trong năm 2022, Rabobank dự báo. “Sản lượng sữa thế giới giảm hiện nay trực tiếp liên quan tới chi phí sản xuất tăng và thời tiết bất lợi. Trước đây, sản xuât sphucj hồi và liên tục vượt các mốc cao của các năm trước, nhưng nay các vấn đề thay đổi cấu trúc có thể ngăn cản sản xuất sữa phục hồi mạnh tại các nước xuất khẩu chính”, theo nhà phân tích cấp cao tại Rabobank Andrés Padilla.
Triển vọng thị trường sữa theo khu vực trong quý 2/2022 – Rabobank
Theo Feed Navigator Asia
Bình luận