0

Các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam lo ngại chi phí logistics quá cao

Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đề xuất chính phủ đưa ra các giải pháp về vấn đề chi phí vận chuyển cao và thiếu container. Theo VASEP, cước vận chuyển đã tăng 10 lần từ tháng 11/2020, và tình trạng thiếu container diễn ra dai dẳng. Những khó khăn này cùng với suy giảm nhu cầu do tác động của COVID-19, kìm hãm hoạt động của các nhà xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn này, xuất khẩu thủy sản Việt Nam tron nửa đầu năm 2021 vẫn tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020 lên 1,6 tỷ USD.

Úc thúc đẩy sản xuất chăn nuôi bò tại Việt Nam

Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) sẽ triển khai dự án trị giá 2 triệu USD nhằm mở rộng sản xuất chăn nuôi lợn tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án là gắn nông dân chăn nuôi Việt Nam vào chuỗi bò nhập khẩu từ Úc. “Việt Nam là nước nhập khẩu thịt bò lớn thứ 2 của Úc, chỉ sau Indonesia. Thị trường này đang tăng nhanh về tiêu dùng thịt bò”, theo tổng giám đốc ACIAR Peter Horne. Dự án sẽ kéo dài từ năm 2021 – 2025.

Thương mại đậu tương suy yếu do Trung Quốc giảm mua

Nhu cầu từ Trung Quốc giảm 2 triệu tấn trong năm 2020/21 đã làm chậm lại thương mại đậu tương toàn cầu. Theo báo cáo tháng 7 của WASDE, lượng đậu tương giao dịch tháng 6/2021 ước giảm 3,6 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2020. Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Transgraph Consulting, Nagaraj Meda cho rằng với mức giá cao hiện nay, những khách hàng Trung Quốc đang hối thúc các nhà sản xuất sử dụng hàng tồn kho. Nhập khẩu đậu tương Trung Quốc năm 2021/22 dự báo giảm 1 triệu tấn xuống còn 102 triệu tấn mặc dù lượng tiêu dùng không được điều chỉnh giảm.

Nông dân Việt Nam chuyển sang chăn nuôi gia súc để tránh lỗ

Nông dân chăn nuôi lợn và gia cầm nhỏ lẻ đang chuyển sang chăn nuôi gia súc để tránh thua lỗ. “Nông dân đang đối mặt khó khăn do giá TACN thương phẩm và giá con giống đều tăng. Sự chuyển đổi này sẽ giúp họ kháng cự tốt hơn trước những thách thức hiện nay”, theo ông Tống Xuân Chinh, cục phó Cục Chăn nuôi. Ông Chinh cho biết thêm sự chuyển đổi này sẽ song hành với phát triển đồng cỏ để đảm bảo nguồn cung thức ăn cho vật nuôi.

Việt Nam có kế hoạch xóa bỏ thuế nhập khẩu lúa mỳ, giảm thuế nhập khẩu ngô

Theo thông tin từ chính phủ, Việt Nam có kế hoạch xóa bỏ chính sách thuế nhập khẩu 3% đối với lúa mỳ và giảm thuế nhập khẩu ngô từ 5% xuống còn 3% để hỗ trợ những nhà sản xuất TACN nội địa,

Các nhà chế biến thủy sản thông báo không có ca nhiễm COVID-19

Các nhà chế biến thủy sản tại ĐBSCL bảo vệ công nhân trước làn sóng COVID-19 bằng cách thắt chặt các biện pháp kiểm dịch và khử trùng. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chưa nhà máy thủy sản nào phải đóng cửa do có ca nhiễm bệnh. CÁc nhà sản xuất thủy sản đang đề xuất chính phủ phương án tiếp cận vắc xin COVID-19. VASEP ước tính ngành thủy sản cần ít nhất 500.000 liều.

Nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam cao bất chấp giá nội địa thấp

Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ NNPTNT, trong nửa đầu năm 2021, nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam đạt khoảng 70.000 tấn, gần tương đương cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, giá thịt lợn nội địa giảm mạnh do nhu cầu giảm và nguồn cung dồi dào. Theo Cục Chăn nuôi, quy mô chăn nuôi lợn nội địa đã phục hồi 89% so với mức trước dịch tả lợn.

Nông dân nuôi tôm Ấn Độ đối mặt chi phí sản xuất tăng

Nông dân nuôi tôm Ấn Độ đang phải đối mặt với chi phí sản xuất cao do chi phí nhiên liệu lẫn TACN đồng loạt tăng. Theo ông Manoj Sharma, giám đốc điều hành Mayank Aquaculture, chi phí đậu tương cao tại Ấn Độ đang làm tăng chi phí TACN. “Giá TACN tăng 15 – 20% trong năm 2021”, ông cho biết. Ngoài ra, Ấn Độ đang chứng kiến giá nhiên liệu tăng, khiến chi phí logistics càng trở nên đắt đỏ. Đối với các nhà xuất khẩu thủy sản, chi phí cước container cũng là vấn đề đáng lo ngại. Ông Sharma nhấn mạnh rằng với các nhà xuất khẩu Ấn Độ, cước vận chuyển đã tăng 250% trong năm nay.

COVID gây khó khăn cho nhập khẩu thịt đông lạnh của Trung Quốc

Nhập khẩu thịt đông lạnh vào Trung Quốc đang đối mặt với thế lưỡng nan khi nước này tiếp tục tạm ngừng các công ty vận chuyển hàng đông lạnh. Theo báo cáo từ StoneX, xét tới những thách thức mà các nhà chức trách y tế tại Quảng Châu đang đối mặt với chủng delta, xét nghiệm các sản phẩm nhập khẩu chuỗi lạnh đang được thực hiện ráo riết. Ông Sharma cho biết nhiều sản phẩm thủy sản đông lạnh từ Ấn Độ bị từ chối do các vấn đề liên quan đến COVID-19. “Không thể đảm bảo mọi lô hàng đều sạch COVID”, ông cho biết thêm. Ấn Độ xuất khẩu 25% tổng kim ngạch thủy sản sang Trung Quốc.

Theo Asian Agribiz, Reuters

Admin

Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam tăng trong quý 1/2024

Bài trước

Doanh nghiệp chăn nuôi lớn có thể hưởng lợi từ quy định mới

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc