Cao su

Ngành cao su cần phát triển chuỗi sản xuất

0

Ngành cao su Việt Nam cần phát triển chuỗi sản xuất để đáp ứng nhu cầu đang tăng của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ, theo các chuyên gia nhận định. Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Forest Trends cho hay xuất khẩu cao su chế biến phải đáp ứng nhiều yêu cầu tại các thị trường xuất khẩu, bao gồm các vấn đề pháp lý.

Hiện Việt Nam xuất khẩu mủ latex và các sản phẩm cao su tinh chế tới 175 nước và con số này đang tiếp tục tăng lên. Thị trường xuất khẩu các sản phẩm cao su lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, đạt mức khoảng 1 tỷ USD trong năm 2020, với thị phần 33,2%, theo sau là  Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đức. Tuy nhiên, thực trạng đáng lưu tâm là sản lượng cao su từ các nhà sản xuất tiểu điền cao hơn các nhà sản xuất đại điền, ông Phúc nhấn mạnh. Do đó, ngành cao su Việt Nam cần thay đổi trong thời gian tới để đáp ứng nhiều yêu cầu của thị trường.

Ngành cao su cần minh bạch về các chuỗi cung ứng sản xuất, bao gồm thông tin về nguồn cung và các hoạt động chuỗi. Theo bà Trần Thị Thúy Hòa, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, các nhà sản xuất tiểu điền trở thành các bộ phận quan trọng nhất trong ngành cao su. Đặc biệt, trong sản xuất cao su tự nhiên, nguồn cung cao su tiểu điền chiếm hơn 60% tổng sản lượng cao su. Tuy nhiên, các nhà sản xuất cao su tiểu điền phát triển rất tự phát. Các hộ sản xuất nhỏ bán mủ latex chủ yếu qua thương lái và không ghi chép đầy đủ thông tin về các giao dịch.

Do đó, tình trạng thiếu thông tin xảy ra ở tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng, bao gồm thông tin về các mối liên kết giữa các hộ sản xuất và các thương lái, nên không đáp ứng các yêu cầu của các thị trường xuất khẩu. Tình trạng này làm giảm cơ hội cho các hộ gia đình và doanh nghiệp trong tiếp cận thị trường, đồng thời tạo ra rủi ro cho ngành cao su Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường xuất khẩu trong tương lai. Mặt khác, xu hướng thị trường là yêu cầu các sản phẩm hưpj pháp và bền vững – một xu hướng tất yếu trong tương lai, nên ngành cao su Việt Nam phải tuân thủ yêu cầu thị trường.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, năm 2020, giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên đạt hơn 2,38 tỷ USD, chiếm 30,3% tổng giá trị xuất khẩu của ngành cao su. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm cao su chế biến đạt khoảng 3,11 tỷ USD trong năm 2020, chiếm 39,6%. Xuất khẩu gỗ cao su đạt 2,36 tỷ USD, chiếm 30,1%. Giá trị xuất khẩu cao su và các sản phẩm từ cao su của Việt Nam tăng trong những năm gần đây. Việt Nm là nước có diện tích trồng cao su lớn thứ 5 thế giới nhưng sản lượng xếp thứ 3, chỉ sau Thái Lan à Indonesia. Xuất khẩu mủ cao su nguyên liệu chiếm khoảng 78,4%. Phần còn lại (21,6%) là các sản phẩm chế biến như lốp xe, găng tay cao su, phụ kiện và đế giày.

Theo VNS

Admin

Báo cáo chi tiết: Các siêu thị phương Tây đang lừa đảo người tiêu dùng và nông dân như thế nào – và đẩy những người làm nghề nuôi tôm vào cảnh nghèo đói

Bài trước

Việt Nam tăng cường chuỗi cung ứng cho nông nghiệp hữu cơ bền vững

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cao su