0

Giá hạt tiêu – hay còn được cho là vàng đen – đang tăng mạnh. Tuy nhiên, những người trồng hạt tiêu Việt Nam không chắc về việc diễn biến này kéo dài bao lâu.

Con đường mới cho hạt tiêu Việt Nam

Không giống những người khác, nông dân trồng hạt tiêu Nguyễn Tấn Công từ huyện Đắk Đoa tại tỉnh Tây Nguyên Gia Lai bình tĩnh trước đợt sốt giá này. Trong nhiều năm, ngay cả khi cuộc khủng hoảng giá hạt tiêu diễn ra, giá hạt tiêu ông bán ra luôn ở mức cao chót vót. Bí quyết là ông Công không trồng hạt tiêu như phần lớn những nông dân khác trong vùng. Ông trồng hạt tiêu chất lượng cao, sử dụng các kỹ thuật canh tác hữu cơ và tạo ra thương hiệu của riêng mình.

Năm 2016, khi giá hạt tiêu ở mức đỉnh điểm 200.000 đồng/kg, mọi người đổ xô đi trồng hồ tiêu. Họ từ bỏ những phương pháp canh tác tự nhiên để chuyển sang dùng phân bón và thuốc trừ sâu công nghiệp. Vì vậy, dịch bệnh lây lan nhanh, nhiều vườn hồ tiêu bị cuốn bay, nhiều nông hộ phá sản và tỷ lệ các lô hàng xuất khẩu hạt tiêu bị trả về tăng lên. Sau đó, giá hạt tiêu giảm sâu do dư cung và ngành hạt tiêu Việt Nam khủng hoảng.

Trong bối cảnh đó, ông Công tập hợp những người cùng chung chí hướng nông nghiệp sạch và thành lập HTX để tìm hướng đi mới, học các mô hình canh tác hữu cơ. HTX được thành lập ban đầu với chỉ 15 thành viên, tổng diện tích canh tác 50ha hạt tiêu và 40ha cà phê. Hiện HTX có 100 thành viên và 100ha hạt tiêu hữu cơ. Các sản phẩm của HTX có chất lượng và giá ổn định. Đặc biệt, giá hạt tiêu hữu cơ luôn cao gấp đôi giá hạt tiêu thông thường. “Vài ngày trước, nhà máy chế biến hạt tiêu của tôi có công suất 1 tấn/h được đưa vào hoạt đông. Các sản phẩm chế biến của chúng tôi sẽ được xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu”, ông Công trả lời Vietnamnet.

Tương tự, từ khi thành lập, HTX Nông nghiệp Lâm San tại tỉnh miền nam Đồng Nai đang khuyến khích nông dân sản xuất hạt tiêu sạch và phát triển các vùng nguyên liệu bền vững. HTX hiện có khoảng 1.600ha hạt tiêu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và khoảng 300ha hạt tiêu hữu cơ. Giám đốc HTX, ông Nguyễn Ngọc Luân, cho biết giá hạt tiêu sạch của HTX luôn có giá cao hơn 7 – 10% so với hạt tiêu thông thường và thị trường cũng ổn định hơn. Từ năm 2020, HTX đã đầu tư vào một nhà máy để chế biến các sản phẩm hạt tiêu cho xuất khẩu, với giá trị cao hơn 50% so với giá hạt tiêu đen xuất khẩu.

Chuỗi giá trị mới

Ông Hoàng Phước Bình, phó chủ tịch Hiệp hội Hạt tiêu Chư Sê tại tỉnh Gia Lai, cho biết trong 20 năm qua, hạt tiêu Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới về năng suất và giá trị xuất khẩu. Năm 2020, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam chiếm 60% thị phần xuất khẩu hạt tiêu thế giới.

Tuy nhiên, những người trồng hạt tiêu của Việt Nam lại hứng chịu cuộc khủng hoảng giá chưa từng thấy trong những năm gần đây. Năm 2015, giá hạt tiêu đạt đỉnh, đưa hạt tiêu Việt Nam lên đỉnh cao thành công. Cuối năm 2016, giá hạt tiêu bắt đầu giảm và chạm đáy vào năm 2020, với mức giá chỉ 35.000 đồng/kg, trong khi giá thành lên tới 60.000 đồng/kg. Nông dân thua lỗ nặng nề và kiệt sức sau nhiều năm chống chịu thua lỗ. Theo ông Bình, hạt tiêu hiện đang bước vào chu kỳ giá lên mới. Tuy nhiên, nhìn lại cuộc khủng hoảng này, Việt Nam cần phát triển ngành hạt tiêu theo hướng bền vững hơn. Giải pháp quan trọng nhất là tái tổ chức sản xuất và xây dựng chuỗi giá trị.

Thị trường thế giới rất lớn nhưng các tiêu chuẩn đang thay đổi. Người tiêu dùng khó tính hơn về chất lượng. Cách canh tác truyền thống không còn phù hợp. Trong tổ chức sản xuất theo chuỗi, nông dân sẽ tham gia vào các HTX và họ học cách sản xuất hạt tiêu theo các tiêu chuẩn quốc tế. Ông Bình cho biết hạt tiêu hiện không chỉ được dùng trong thực phẩm mà còn trong mỹ phẩm, nước hoa, dược phẩm và nhiều mặt hàng khác. Nhu cầu đối với hạt tiêu lfm nguyên liệu thứ cấp cho các ngành khác rất lớn nhưng cần có tiêu chuẩn cao. Cách duy nhất để sản xuất hạt tiêu hữu cơ là xây dựng các mối liên kết theo chuỗi ra thị trường thế giới. Đây cũng là con đường chung của nông sản Viêt Nam, không chỉ của riêng hạt tiêu, ông Bình cho hay.

Ông Phan Minh Thông, tổng giám đốc doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu lớn, cho biết vấn đề của ngành hạt tiêu Việt Nam là trồng hạt tiêu không có định hướng và giám sát. Năm 2929, Việt Nam chỉ cần khoảng 50.000ha hạt tiêu nhưng ngay trong giai đoạn 2014 – 2015, diện tích trồng hạt tiêu của Việt Nam đã lên tới 200.000ha. Dư cung và các hệ lụy về chất lượng kéo theo giá giảm. Ông Thông cho biết để gia tăng giá trị cho hạt tiêu, các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi và tham gia chuỗi sản xuất sạch. Nếu không, hạt tiêu Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh trên thị trường toàn cầu cạnh tranh ngành càng khốc liệt.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung vào cải thiện chất lượng sản xuất, chế biến và thương mại hạt tiêu. Thay vì trồng hạt tiêu theo phương pháp truyền thống, hạt tiêu Việt Nam phải được trồng theo các tiêu chí VietGAP để cải thiện chất lượng và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Ông Thông khuyến nghị giảm 50% sản lượng hạt tiêu và tập trung vào hạt tiêu chất lượng cao, hạt tiêu hữu cơ. Sau đó, trong vòng 1 năm, giá hạt tiêu có thể tăng từ 2.500 USD/tấn lên 7.000 – 8.000 USD/tấn. Cụ thể hơn, các chuyên gia nông nghiệp cho biết cần tính tới các sản phẩm mới cho hạt tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới, ví dụ như trị liệu mùi hương từ hạt tiêu Việt Nam.

Việt Nam là nước sản xuất – xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới. Cây hạt tiêu là sinh kế của gần 200.000 nông dân tại Tây Nguyên và các tỉnh miền Nam. Năm 2020, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đạt 288.000 tấn, thu về 665 triệu USD. Tới 95% sản lượng hạt tiêu Việt Nam dành cho xuất khẩu và chỉ 5% cho tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hạt tiêu dạng thô, giá thấp.

Theo VNS

Admin

Việt Nam xuất khẩu lô vải đầu tiên theo EVFTA

Bài trước

Ngành sữa Việt Nam vươn ra thế giới

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Hạt tiêu