Hạt tiêu

Nông dân sản xuất hạt tiêu rất cần định hướng tiêu thụ

0

Nông dân tại Đông Nam Bộ đang bước vào mùa cao điểm thu hoạch hạt tiêu niên vụ 2020/21. Giá hạt tiêu thấp, năng suất giảm và chi phí lao động cao đang gây ra nhiều khó khăn cho những người trồng hạt tiêu. Đây là thời điểm nhiều nông dân lên kế hoạch giảm diện tích trồng hạt tiêu, chuyển đổi cây trồng và thay đổi công nghệ.

Mặc dù hiện đang mùa thu hoạch, hạt tiêu chín rộ và rơi rụng khắp các gốc tiêu, do giá hạt tiêu thấp và chi phí lao động tăng, nhiều hộ trồng tiêu đen tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không tìm đủ nhân công thu hoạch hạt tiêu. Có những thời điểm có tới 90% người dân xã Quảng Thành sống nhờ vào hạt tiêu đen. Ông Phạm Văn Hai ch biết 5 năm trước, gia đình ông có hơn 2ha trồng hạt tiêu. Sau khi thu hoạch và từ đi chi phí, lợi nhuận khoảng vài trăm triệu là bình thường. Tuy nhiên, vài năm gần đây, giá hạt tiêu giảm mạnh nên gia đình ông dần giảm diện tích trồng hạt tiêu xuống chỉ còn khoảng 1/3, và chăm sóc vườn, bón phân chỉ ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, trong vụ thu hoạch, mặc dù ông tìm khắp nơi nhưng chỉ chưa có đến chục lao động thu hoạch hạt tiêu với giá 240.000 đồng/ngày công.

Tương tự, sau dịp nghỉ Tết, gia đình ông Nguyễn Văn Mẫn tại xã Bình Gia cũng khó tìm người thu hoạch 4.000m2 trồng hạt tiêu của gia đình. Do gia đình ông giảm chi phí phân bón và chăm sóc vườn, năng suất chỉ đạt khoảng 1,5 tấn/1.000m2. Nhưng nếu không thu hoạch thì sản lượng sẽ giảm và thập chí niên vụ tới sẽ thất bát. Do đó, bất chấp chi phí lao động cao, nhiều hộ trồng tiêu vẫn phải tìm người thu hoạch để duy trì các vườn. Với giá dao động từ 51.000 – 53.000 đồng/kg như hiện nay, nông dân trồng hạt tiêu rất khó kiếm lợi nhuận. Theo chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Thành, trong 2 năm qua, từ một địa phương có diện tích trồng hạt tiêu lớn nhất tại huyện Châu Đức với khoảng 890ha, hiện chỉ còn lại khoảng 500ha. Một phần do các vườn trồng tiêu trở nên già cỗi nên nông dân cắt bỏ, chuyển sang trồng cây ăn quả hoặc cây công nghiệp khác như cacao và hạt điều. Theo thống kê, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có khoảng 11.000ha trồng hạt tiêu và năng suất của phần lớn các vườn tiêu đều giảm hơn 50% so với năm trước.

Tại tỉnh Đồng Nam, huyện Cẩm Mỹ được xem là thủ phủ hạt tiêu, có diện tích gần 7.000ha, cũng có thực trạng tương tự. Nhiều nông dân đốn bỏ các vườn hạt tiêu và chuyển đổi sang các cây trồng khác như mít và bưởi. Tại xã Lâm San thuộc huyện Cẩm Mỹ , diện tích trồng hạt tiêu khoảng 2.200ha trong 2 năm trước. Nhưng nay chỉ còn 1.500ha hạt tiêu còn lại trong niên vụ này. Ông Trương Đình Ba, chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm San cho biết năng suất hạt tiêu giảm mạnh trong năm nay. Trong những năm gần đây, giá hạt tiêu liên tục giảm mạnh và hiện đã chạm dáy nên nhiều nông dân trồng tiêu thiếu động lực sản xuất, không muốn đầu tư thêm vào hạt tieu. Hiện giá thu mua hạt tiêu tại xã Lâm San khoảng 52.000 – 54.000 đồng/kg. Ở mức giá này, nông dân đang chịu lỗ khoảng 25.000 – 30.000 đồng/kg so với giá thành. Chi phí lao động thu hoạch hạt tiêu khoảng 230.000 – 240.000 đồng/kg. Giữa bối cảnh này, nhiều nông dân trồng tiêu phải mua lưới và vải bạt để trải quanh gốc, dần thu hoạch hạt tiêu rơi vãi.

Xây dựng chuỗi sản xuất tiêu chuẩn VietGAP

Ông Trương Đình Ba cho biết bất chấp nhiều khó khăn, nông dân vẫn gắn với sản xuất hạt tiêu. Họ đang thay đổi thói quen sản xuất và chuyển sang trồng hữu cơ để tăng chất lượng sản phẩm thay vì tập trung vào năng suất. Đặc biệt, họ đã tham gia vào HTX Xuất khẩu Lâm San. Do đó, năm nay, bất chấp tác động của đại dịch COVID-19, sinh kế của nông dân trồng hạt tiêu tại HTX Lâm San vẫn ổn định. HTX bao tiêu toàn bộ đầu ra hạt tiêu từ các thành viên ở mức giá cao hơn hoặc tương đương giá thị trường.

Không chỉ đảm bảo tiêu thụ, vào cuối vụ, các hộ trồng tiêu tham gia HTX còn nhận khoản phụ thu 4.000 đồng/kg cho lượng hạt tiêu bán ra. Theo ông Ba, đây là mô hfinh tốt mà tỉnh cần đầu tư để duy trì và mở rộng. Hơn nữ, ông Ba hiện đang liên kết một câu lạc bộ sản xuất hạt tiêu hữu cơ để cải thiện chất lượng, đặt mục tiêu tới các thị trường xuất khẩu khó tính. Mặc dù mô hình trồng hạt tiêu hữu cơ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu nhưng có những dấu hiệu tích cực.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi cho biết tỉnh hiện đang có diện tích trồng hạtt iêu 12.000ha và hạt tiêu nằm trong nhóm cây trồng chính. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ hỗ trợ những người trồng tiêu xây dựng một chuỗi giá trị sản xuất từ sản xuất sạch tới tiêu dùng theo các tiêu chuẩn VietGAP cho xuất khẩu. Đồng thời, các ban ngành tại địa phương cần có các chính sách thực tiễn để hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn, góp phần phát triển bền vững các vườn hạt tiêu.

Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với tiêu không hạt trồng hữu cơ, CTCP Nông nghiệp, Thương mại và Du lịch Bầu Mây đã xuất khẩu hàng chục tấn  hạt tiêu sơ chế ở mức giá 22 triệu đồng/kg. Bên cạnh đó, công ty cũng tạo ra nhiều sản phẩm dưới thương hiệu Bầu mây, như hạt tiêu tươi ngâm mắm, tiêu xanh ngâm mắm và tiêu sấy một phần cho tiêu dùng nội địa. Theo ông Lâm Ngọc Nhâm, giám đốc công ty, giá trị các sản phẩm chế biến sâu tăng khoảng 250 lần so với sản phẩm chưa chế biến. Nhiều đối tác nước ngoài đã tới thăm vườn hạt tiêu của công ty và đặt hàng. Đặc biệt, một đối tác Nhật Bản dã ký hợp đồng mua các sản phẩm hạt tiêu từ HTX Bầu Mây cho hợp đồng 5 năm.

Theo VNS

Admin

Giá hạt tiêu tăng vọt, 'thời hoàng kim' mới có thể sắp đến

Bài trước

Những nút thắt cổ chai gây khó cho ngành hạt tiêu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Hạt tiêu