Hạt tiêu

Những nút thắt cổ chai gây khó cho ngành hạt tiêu

0

Giá hạt tiêu tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2018 – nhưng thiếu nguồn cung, nhiều nhà sản xuất hạt tiêu vẫn thiếu niềm tin vào loại nông sản này, thậm chí giảm diện tích trồng hạt tiêu để giảm sự phụ thuộc vào một thị trường biến động quá mạnh.

Do giá xuất khẩu hạt tiêu tăng, ông Hoàng Phước Bình, tổng thư ký Hiệp hội Hạt tiêu Chư Sê tại tỉnh Gia Lai thuộc khu vực Tây Ngyuyên cho biết “nhiều nông dân không thể bán hạt tiêu ở mức giá cao hiện nay do gần như toàn bộ hạt tiêu thu hoạch vụ trước đã bán hết”. Nông dân trồng hạt tiêu sẽ sớm thu hoạch vụ tới, nhưng sản lượng vẫn ở mức thấp do phần lớn hạt tiêu còn xanh và hoạt động thu hoạch diễn ra chậm do thiếu lao động. “Chúng tôi hy vọng giá hạt tiêu ở mức tốt sẽ kéo dài cho tới khi các vườn hạt tiêu được thu hoạch”, ông Bình cho hay.

Phục hồi kinh tế và nguồn cung khan hiếm đang đẩy giá hạt tiêu tăng trên thị trường toàn cầu. Ngày 29/10 tại Brazil, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 200 USD/tấn lên 4.200 USD/tấn từ ngày 30/10. Đồng thời, giá hạt tiêu đen Việt Nam xuất khẩu từ các cảng của thành phố Hồ Chí Minh cũng tăng lên 4.500 USD/tấn. Ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội Hạt tiêu, cho biết lo ngại về tình hình sản xuất tại Việt Nam là lý do chính khiến giá hạt tiêu tăng mạnh. Hiệp hội Hạt tiêu Thế giới cảnh báo sản lượng hạt tiêu trên toàn cầu giảm do sản lượng hạt tiêu Việt Nam giảm tới 8%, trong khi sản lượng hạt tiêu Brazil duy trì ổn định và sản lượng hạt tiêu Indonesia thậm chí tăng 3%.

Việt Nam là nước cung cấp hạt tiêu lớn nhất thế giới, vượt qua Ấn Độ và chiếm tới 60% kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu toàn cầu. Năm 2020, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam đạt khoảng 350.000 tấn, trong đó khoảng 90.000 tấn là tồn kho từ năm 2019.

Tất cả các dự báo đều chỉ ra một chu kỳ phục hồi giá mới, với nhu cầu toàn cầu cao và thiếu hụt nguồn cung vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, nhiều nông dân tại tỉnh Gia Lai, thủ phủ sản xuất hạt tiêu của Việt Nam, không muốn tăng đầu tư vào loại nông sản này. Ông Võ Hoài Nhơn, nông dân tại huyện Chu Puh của tỉnh Gia Lai, cho biết mở rộng diện tích trồng hạt tiêu là một sai lầm. Năm 2015, khi hạt tiêu có giá tới 12,15 USD/kg, ông Nhơn quyết định mở rộng diện tích trồng hạt tiêu. Tuy nhiên, giai đoạn giá cao không kéo dài và đảo chiều vào cuối năm 2019, xuống chỉ còn 1,4 USD/kg. Vào thời điểm đó, ông Nhơn không dự báo được rằng khoản đầu tư trên không sinh lời và quyết định bán một phần đất bởi không muốn làm thuê tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc tỉnh lân cận Vũng Tàu như nhiều nông dân khác tại Gia Lai.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai, diện tích trồng hạt tiêu tại tỉnh Gia Lai đạt gần 16.300ha, trong khi kế hoạch năm 2020 chỉ ở mức 6.000ha. Giữa năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đóng băng các khoản nợ cho người trồng hạt tiêu tại Gia Lai. Vào thời điểm đó, các ngân hàng đã tái cấu trúc các khoản nợ và điều chỉnh giảm lãi suất để tạo ra các gói vay mới nhằm hỗ trợ khôi phục sản xuất.

Hiện nay, việc chuyển đổi các diện tích trồng hạt tiêu già cỗi sang các cây trồng khác đã giúp nhiều nông dân giảm phụ thuộc vào hạt tiêu. Ông Nhơn vẫn giữ vài tạ trong kho dự trữ nhưng vẫn chưa bán bởi tin rằng giá hạt tiêu sẽ tiếp tục tăng, giúp phần nào bù đắp chi phí nhiên liệu, phân bón và nhân lực ngày càng tăng”. Do giá tăng, những nông dân vẫn còn hạt tiêu cuối cùng sẽ ngừng bán và tác động tới kế hoạch xuất khẩu của các công ty như Simexco. Tính tới ngày 31/10, Tổng cục Hải quan cho hay Việt Nam chỉ xuất khẩu khoảng 232.000 tấn hạt tiêu các loại, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2020. Ông Lê Đức Huy, giám đốc Simexco, xác nhận diện tích trồng hạt tiêu đã giảm 20% xuống còn khoảng 130.000ha, dẫn tới suy giảm mạnh về sản lượng. “Tôi lo lắng kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm do tồn kho còn rát thấp và tôi không chắc liệu giá hạt tiêu có tiếp tục tăng hay không”.

Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT thuộc Bộ NNPTNT cho biết Việt Nam có khoảng 100.000 ha diện tích trồng hạt tiêu với năng suất trung bình khoảng 24,7 tạ/ha, tương đương sản lượng khoảng 247.000 tấn. “Nguồn cung hạt tiêu đang tiếp tục tăng lên do Việt Nam đang giữa vụ thu hoạch”, ông Thắng nhấn mạnh. “Tuy nhiên, dù giá hạt tiêu đang tăng nhưng vẫn ở mức rất thấp so với trước đây, trong khi chi phí sản xuất có xu hướng tăng”.

Chi phí sản xuất hạt tiêu tại Việt Nam năm 2018 tăng ít nhất 10% so với năm 2017, trong khi giá bán hạt tiêu giảm tới 30% trong năm dó, gây ra nhiều khó khăn lớn cho những người trồng hạt tiêu. Do đó, nhiều nhà nhập khẩu đã chuyển dịch cấu trúc nguồn cung hạt tiêu sang Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và Campuchia.

Theo VIR

Admin

Giá hạt tiêu tăng vọt, 'thời hoàng kim' mới có thể sắp đến

Bài trước

Nông dân sản xuất hạt tiêu rất cần định hướng tiêu thụ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Hạt tiêu