0

Nguồn cung thanh long Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giảm nhanh trong vụ hiện tại do đại dịch COVID-19. Tình hình ngày tạo ra các cơ hội thương mại cho thanh long nội dịa trung Quốc. Ngày càng nhiều người tiêu dùng Trung Quốc làm quen với các thương hiệu thanh long trong nước. Ông Đông, một nông dân trồng thanh long ruột đỏ tại Nam Ninh – Quảng Tây và là người phát ngôn cho Long Yi Sheng Fruit Industry, gần đây đã chia sẻ thực trạng trong ngành thanh long của nước này.

Long Yi Sheng Fruit Industry sở hữu một vườn trồng thanh long diện tích 53ha với sản lượng khoảng 2.000 tấn/năm. “Ngành thanh long tại Trung Quốc phát triển nhanh trong những năm gần đây. Diện tích trồng thanh long nhanh chóng mở rộng. Tuy nhiên, gần đây, ngành thanh long trong nước gặp khó khăn do bùng phát COVID-19. Tuy nhiên, nông dân trồng thanh long Trung Quốc vẫn kỳ vọng vào vụ sản xuất mới”.

“Lấy Wenzhou là một ví dụ - thành phố cấp 2 này tại miền nam Trung Quốc hầu như không bán thanh long nội địa trong năm 2019. Các nhà bán buôn chủ yếu thúc đẩy kinh doanh thanh long nhập khẩu từ Việt Nam và cho rằng chất lượng thanh long nhập khẩu tốt hơn. Khi COVID-19 bùng phát làm gián đoạn phân phối các sản phẩm nhập khẩu, nguồn cung thanh long từ Việt Nam bất ngờ giảm mạnh. Các thương nhân trái cây Trung Quốc dịch chuyển sự chú ý sang nguồn cung thanh long nội địa. Các chợ Wenzhou hiện bán thanh long nội địa ở khắp nơi”.

“Về giá, giai đoạn tháng 1 – 4 là mùa thấp điểm sản xuất thanh long. Sản lượng thấp và không đủ nắng trong các tháng mùa đông. Các vườn thanh long lớn cần chiếu đèn ở cách quãng chỉ vài mét và thời gian chiếu đèn lên tới 45 ngày. Giá năng lượng đang tăng nên giá thanh long cũng sẽ tăng theo. Ngoài ra, sản lượng thấp nghĩa là nguồn cung thanh long mùa đông thiếu. Đó là lý do vì sao giá tăng. Hiện giá thanh long tại Quảng Tây khoảng 7 – 8 NDT/0,5kg (1,07 – 1,23 USD/0,5kg). Giá thanh long dự báo duy trì ở mức cao tới tháng 6 – khi sản lượng thanh long nội địa bắt đầu tăng lên”.

“Thanh long nội địa thường được thu hoạch khi chín khoảng 80 – 90%. Trong khi đó, thanh long Việt Nam thu hoạch ở mức chín khoảng 70% do thời gian vận chuyển dài hơn. Đó là lý do vì sao thanh long Việt Nam trông tươi và màu sắc đẹp hơn nhưng không ngon như khi thu hoạch chín hơn. Thanh long nội địa nhiều nước và ngọt hơn. Vị thanh long nội địa về tổng thể cũng ngon hơn thanh long Việt Nam”, ông Đông quả quyết.

“Phần lớn người tiêu dùng Trung Quốc vẫn chưa có ý niệm về việc Trung Quốc có vùng sản xuất thanh long. Hiện các thương hiệu thanh long trong nước đang bắt đầu được ghi nhận và nông dân Trung Quốc trồng thanh long ngày một đông đảo hơn với sản lượng thanh long tăng hàng năm. Nam Ninh tại Quảng Tây là một trong những vùng trồng thanh long chính. Quảng Tây có khoảng 8 – 10 đợt thu hoạch hàng năm. Giai đoạn cao điểm sản xuất bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài tới tháng 1 của năm kế tiếp. Diện tích trồng thanh long tại Nam Ninh dao động từ 2.667 – 3.333ha trong năm 2018 nhưng đã tăng gấp 4 lần trong chưa đầy 3 năm lên 12.000ha trong năm 2020”.

“Những người bạn châu Âu của tôi cho biết thanh long có thể có giá lên tới 7 Euro/quả tại siêu thị ở châu âu và thanh long Trung Quốc không xuất hiện tại thị trường châu Âu. Đó là lý do vì sao chúng tôi cân nhắc xuất khẩu thanh long sang châu Âu nhưng bùng phát COVID-19 khiến chúng tôi phải tạm hoãn kế hoạch này. Chúng tôi hy vọng năm 2021 sẽ mang đến cơ hội cho chúng tôi khám phá các thị trường xuất khẩu và mang thanh long Trung Quốc tới thị trường thế giới”.

Theo Fresh Plaza

Admin

Thiếu nguồn cung thanh long chất lượng cao tại Việt Nam

Bài trước

Nhập khẩu thanh long của Trung Quốc giảm 50% trong nửa đầu năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả