0

Xuất khẩu nhiều loại nông sản tiếp tục giảm mạnh trong tháng 1/2021 do thiếu container rỗng.

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 1/2021, xuất khẩu cà phê Việt Nam giảm mạnh 46% về lượng và gần 43% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, xuống còn 52.000 ấn và 95 triệu USD. Xuất khẩu gạo giảm 44% về lượng xuống còn 131.000 tấn và 38% về giá trị xuống còn 72 triệu USD. Xuất khẩu rau quả đạt 130 triệu USD, giảm tới 33% so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng cục Hải quan cho hay một số nông sản khác cũng ghi nhận giảm mạnh giá trị xuất khẩu trong cùng giai đoạn rà soát, bao gồm chè (-22% xuống còn 6,6 triệu USD), hạt tiêu (-10% xuống còn 21 triệu USD) và thủy sản (-14% xuống còn 278 triệu USD). Giảm xuất khẩu các nông sản chính này chủ yếu do tình trạng thiếu container rỗng nghiêm trọng. Do đó, nông sản xuất khẩu trong tháng 1/2021 phải chịu mức phí vận chuyển rất cao.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp thủy sản cho hay trong tháng 1, cước vận chuyển sang thị trường châu Âu tiếp tục tăng mạnh từ 145 – 276%, phụ thuộc vào cảng giao hàng. Cụ thể, mức cước vận chuyển sang các cảng chính tăng 145% lên 7.000 USD/container trong tháng 1/2021, từ mức 2.850 USD/container trong tháng 12/2020. Một số doanh nghiệp hứng chịu mức tăng cước vận chuyển từ 2.800 USD/container lên tới 10.550 USD/container. Tình hình tương tự xảy ra ở các cảng tại Mỹ. Cước vận chuyển tháng 1/2021 sang Mỹ tăng 14% lên 4.000 USD/container để vận chuyển hàng hóa sang bờ Tây và tăng 14 – 19% lên 5.600 – 5.850 USD/container sang bờ Đông. Cước vận chuyển sang các cảng của Nhật Bản cũng tăng từ 50 – 100 USD/container.

Ông Đỗ Hà Nam, phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam, cho biết tình trạng thiếu container rỗng tại nheièu nước và nguồn cung giảm trên các thị trường tiêu dùng. Khảo sáng tháng 1/2021 của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đối với một số đại lý và HTX hồ tiêu tại tỉnh Đồng Nai cho biết tồn kho hạt tiêu vẫn ở mức cao, ngoại trừ lượng hạt tiêu đã bán nhưng chưa giao hàng. Nguyên nhân là do cước vận chuyển cao và thiếu container rỗng.

Theo các chuyên gia logistics trong và ngoài nước, tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng container rống sẽ kéo dài ít nhất tới hết quý 1/2021, theo báo Nông thôn ngày ngay. Về dài hạn, Việt Nam nên có chiến lược giảm sự phụ thuộc vào các công ty vận tải quốc tế như hiện nay, bao gồm một giải pháp khuyến khích đầu tư vào các đội tàu container và các nhà máy sản xuất container.

Một trong những giải pháp quan trọng nhất hiện nay là giải phóng hàng hóa nhập khẩu khỏi các container một cách nhanh chóng và hợp lý nhất để tăng nguồn cung container rỗng cho xuất khẩu hàng hóa. Ông Nguyễn Duy Hồng, phó tổng giám đốc Tập đoàn Giải pháp Chuỗi cung ứng, cho biết khoảng 300.000 container rỗng 20 ft luân chuẩn giữa các cảng biển tại Việt Nam hàng năm. Luân chuyển container kém hiệu quả do các container rỗng thường gửi tới các cảng lớn trước khi tới các cảng phụ cho các nhà xuất khẩu.

Nếu được tổ chức hợp lý, nhiều container sẽ được sử dụng để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu nhanh chóng, ông Hồng cho biết. Ví dụ, quy trình công nghệ sẽ tối ưu sử dụng container bằng cách vận chuyển container rỗng trực tiếp từ các nhà nhập khẩu sang các nhà nhập khẩu và sang các địa điểm linh động theo nhu cầu từng khu vực. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các danh nghiệp để có container rỗng cho vận chuyển hàng hóa xuất khẩu.

Theo VNS

Admin

Khủng hoảng Biển Đỏ gây chậm trễ nghiêm trọng hoạt động giao thương, cước vận chuyển tăng

Bài trước

Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ làm tăng chi phí cho các nhà rang xay cà phê

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư